Chatbot là gì? Chatbot có thật sự là giải pháp bán hàng hữu ích trong thời đại công nghệ không? Mọi thắc mắc của bạn, SVN Hosting sẽ bật mí chi tiết nhất ngay bài viết bên dưới đây.
Đôi nét về Chatbot
Chatbot là gì?
Chatbot là một con robot tự động trả lời những tin nhắn của khách hàng ở trên Fanpage của bạn. Điều này nghĩa là bạn thường xuyên gặp những câu hỏi, bình luận lặp đi lặp lại của khách hàng, mặc dù những câu hỏi này đã trả lời từ trước nhưng khách hàng đến sau vẫn hỏi lại. Như vậy, chatbot sẽ giúp bạn thiết lập những câu trả lời tự động mà bạn có trả lời cho khách hàng một cách chính xác, nhanh chóng.
Hiện nay, chatbot có rất nhiều đơn vị trong nước lẫn quốc tế phát triển nền tảng chatbot để phục vụ cho công việc online.
Chatbot mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Hoạt động kinh doanh trực tuyến có sự đồng hành của Chatbot sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời.
Chatbot hoạt động xuyên suốt ngày đêm
Chatbot được ngầm hiểu là những con Robot ảo, chúng sẽ hoạt động miệt mài mọi lúc mọi nơi mà chẳng mệt mỏi. Mọi yêu cầu của con người Chatbot đều tuân lệnh theo. Điều này mang lại rất nhiều hữu ích cho các nhà kinh doanh trong việc hỗ trợ tư vấn cũng như chăm sóc khách hàng.
Khách hàng luôn mong muốn được phản hồi tin nhắn nhanh chóng, đúng lúc. Việc kinh doanh bạn sẽ gặp vô vàn kiểu khách hàng khác nhau, giờ giấc của họ cũng không đồng nhất. Điều này trở nên dễ dàng khi có Chatbot, công cụ sẽ phản ứng kịp thời trong mọi thời gian, hoàn cảnh đến khách hàng. Điều này còn hỗ trợ doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu, duy trì hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng. Nếu không có Chatbot, con người rất khó khăn để thực hiện, đôi khi bạn có thể phản ứng chậm hay bỏ sót phản hồi đến khách hàng.
Chatbot xử lý với công suất cao và chất lượng tốt
Nếu con người thực hiện công việc phản hồi khách hàng thì nhanh nhất cũng chỉ 3,4 người một lúc. Nhưng Chatbot thì khác, công cụ làm việc một cách nhanh gọn với số lượng khách hàng có thể lên đến hàng ngàn người cùng một lúc, đảm bảo không để thiếu sót bất kỳ ai.
Không quan trọng bạn là ai, thời gian lúc nào, Chatbot luôn sẵn sàng trò chuyện, trả lời khách hàng ngay lập tức. Bên cạnh đó, Chatbot còn có thể ghi nhớ hàng loạt thông tin khách hàng nhằm đảm bảo việc cá nhân hóa trong quá trình dịch vụ.
Chatbot giúp tiết kiệm chi phí
Khi có Chatbot, công cụ sẽ thay thế con người thực hiện toàn bộ các nhiệm vụ, từ giới thiệu sản phẩm, tư vấn, báo giá, đưa ra lời khuyên cho đến việc chốt đơn hàng, chăm sóc khách hàng, xin phản hồi,… Lúc này, doanh nghiệp không cần phải thuê nhân viên sales, nhân viên chăm sóc khách hàng, tiết kiệm được một phần chi phí vì đã có Chatbot.
Các loại Chatbot phổ biến hiện nay
Phân loại Chatbot có rất nhiều cách, dưới đây là một số loại Chatbot phổ biến:
Phân loại Chatbot theo dịch vụ
Đối với các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh online thường chú trọng sử dụng Chatbot theo dịch vụ. Nó bao gồm: Chatbot bán hàng và Chatbot chăm sóc khách hàng. Khi đó, doanh nghiệp sẽ vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực để vừa bán hàng hiệu quả mà vẫn chăm sóc tốt cho khách hàng.
Chatbot bán hàng
Chatbot bán hàng là công cụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh online tuyệt vời. Người dùng có thể gắn lên bất kỳ page nào và thiết lập để có thể phục vụ bán hàng tự động. Chatbot bán hàng được sử dụng phổ biến với những ưu điểm nổi bật sau:
- Người dùng không phải lo lắng những hạn chế về kỹ năng công nghệ của bản thân. Bởi chatbot sử dụng vô cùng đơn giản, nhanh gọn mà không phải thông qua bất kỳ phần mềm xử lý nào.
- Tập trung quản lý tin nhắn, bình luận của page một cách chặt chẽ, nhanh chóng. Phân loại logic những hội thoại, tin nhắn bằng các nhãn.
- Thông tin cũng như các đơn hàng của khách được tự động cập nhật liên tục.
- Công cụ hoạt động 24/7. Chatbot luôn trong tư thế sẵn sàng, không bỏ sót bất kỳ bình luận nào hay để khách hàng phải chờ đợi lâu.
Chatbot chăm sóc khách hàng
Khách hàng sẽ nhớ mãi sản phẩm, dịch vụ của bạn xuất sắc ra sao hay tệ đến mức nào. Đương nhiên, bạn sẽ không hề muốn họ giữ ấn tượng về bạn là một nhà dịch vụ tồi. Khách hàng đánh giá thương hiệu của bạn dựa trên những gì bạn đối xử với họ. Do đó, những doanh nghiệp, trung tâm chăm sóc khách hàng lớn thường sử dụng loại Chatbot này. Công cụ được lập trình sẵn để trả lời những câu hỏi dễ dàng theo kịch bản hay dữ liệu có sẵn. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân sự mà còn được khách hàng đánh giá cao. Ở Chatbot chăm sóc khách hàng sở hữu những điểm tốt như sau:
- Ngôn ngữ sử dụng tự nhiên, gần gũi, chân thành. Hiểu được Tiếng Việt.
- Nhanh chóng phản hồi những câu hỏi đơn giản. Đối với những câu hỏi khó sẽ chủ động chuyển đến nhân viên chăm sóc khách hàng là con người để giải đáp.
- Tự động học tập những câu trả lời, câu hỏi mới linh hoạt.
- Thống kê chi tiết những loại câu hỏi, số người hỏi và tìm kiếm nội dung tương tự,…
Phân loại Chatbot theo nền tảng Platform – Trí tuệ thông minh nhân tạo phát triển nên Chatbot
Hiện nay, những ứng dụng chat, nhắn tin hỗ trợ người dùng tạo Chatbot miễn phí xuất hiện ngày một nhiều. Tính đến năm 2024, khảo sát của Chabottle cho thấy có hơn 860 trang web hỗ trợ tạo Chatbot Facebook Messenger, 85 website hỗ trợ tạo Chatbot Skype, 206 trang hỗ trợ tạo Chatbot trên Telegram.
Phân loại Chatbot dựa trên trải nghiệm của người tiêu dùng
Bám vào trải nghiệm mà khách hàng có được, Chatbot được chia nhỏ làm 3 loại chính nhau sau:
Chatbot theo dạng Menu/Button (kịch bản)
Chatbot này trong hầu hết các trường hợp đều là hệ thống phân cấp cây, chúng được trình cho người dùng dưới dạng các nút Buttons. Những Chatbot này sẽ yêu cầu người dùng thực hiện các lựa chọn, từ đó giúp đào sâu hơn vào câu trả lời cuối cùng.
Chatbot theo nhận dạng từ khóa
Khác với Chatbot theo dạng Menu đã đề cập trên đây, Chatbot dựa vào việc nhận dạng từ khóa khá thông minh và tinh vi. Chúng có thể lắng nghe nhu cầu của khách hàng qua những gì người dùng gõ và trả lời. Chatbot sử dụng các từ khóa tùy biến và AI nhằm xác định kỹ càng câu trả lời phù hợp để gửi đến cho người dùng.
Chatbot trò chuyện tùy thuộc từng ngữ cảnh
Loại Chatbot này hoạt động phụ thuộc vào sự kết hợp giữa xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing), trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning). Hoạt động của Chatbot tiến hành ghi lại những sở thích, hoàn cảnh khách hàng truy cập vào những cuộc trò chuyện trước đó. Điều này giúp Chatbot đưa ra các phản hồi phù hợp nhất với truy vấn của khách hàng.
Quy trình xây dựng Chatbot là gì?
Bước 1: Khảo sát và xây dựng Chatbot là gì?
Đầu tiên, bạn cần xác định đối tượng mục tiêu mà mình hướng đến ở các khía cạnh như: độ tuổi, giới tính, sở thích, thói quen mua hàng. Ở trường hợp xây dựng Chatbot Facebook, bạn có thể dựa vào Facebook Page Insights hoặc tổng hợp nhưng báo cáo thông qua những bình luận, số lượng like, thời gian mua hàng. Còn trường hợp xây dựng Chatbot Website, bạn nên dựa vào thông tin thu thập trong Google Analytics và định hướng chạy quảng cáo của bạn.
Khi đã phác thảo một cách tương đối về bức tranh tổng thể, thấu hiểu khách hàng mục tiêu của mình, bạn hãy bắt đầu quá trình xây dựng Chatbot. Vậy quá trình thiết kế Chatbot là gì? Đó là việc bạn sẽ xác định tính cách Chatbot, câu hỏi dành cho người dùng và tương tác tổng thể. Để quá trình diễn ra nhanh chóng, người thiết kế có thể sử dụng công cụ chuyên dụng xây dựng Chatbot, xem trước cách tương tác của Chatbot. Và lưu ý rằng, hành vi mua hàng của người tiêu dùng rất quan trọng, bạn nên tập trung yếu tố này.
Bước 2: Chọn lựa công cụ và nền tảng xây dựng Chatbot
Các nền tảng sử dụng xây dựng Chatbot miễn phí hiện nay khá phổ biến. Nếu lựa chọn Chatbot vào mục đích kinh doanh online thì WIT.AI hoặc API.AI là nền tảng lý tưởng dành cho bạn. Trên hai nền tảng này, công cụ xây dựng Chatbot thường được biết đến như SnachBot, Chatfuel, Harafunel,… Khi đã chốt công cụ xây dựng Chatbot, bạn đã có thể sử dụng chúng để bắt đầu tạo cho mình một Chatbot riêng.
Bước 3: Lên kịch bản và triển khai Chatbot
Khi xây dựng kịch bản Chatbot, bạn chú ý vào việc hiểu ý định của người dùng và tạo ra những câu trả lời có khả năng thôi thúc người dùng chọn câu trả lời đó.
Hiện nay, người dùng thường tương tác với bot thông qua dạng văn bản tự do hoặc những câu lệnh thoại. Kịch bản đưa ra sẽ có câu hỏi và đáp án để lựa chọn, qua đó nhằm xác định người dùng sẽ tương tác với hệ thống như thế nào. Chatbot kết hợp cùng AI hoàn toàn đọc được những thông tin người dùng gửi đến bằng cách lọc các từ khóa và phản hồi lại.
Bước 4: Phân tích và theo dõi khách hàng
Quá trình phân tích sẽ cung cấp cho bạn một cơ sở dữ liệu khách hàng, hỗ trợ cho việc tích hợp thêm những chức năng chăm sóc khách hàng. Sử dụng Chatbot cũng cần được theo dõi nhằm phát hiện lỗi hay những vấn đề tiềm ẩn. Vì thế, việc theo dõi và phân tích những đoạn chat sẽ cung cấp thông tin hữu ích giúp bạn cải thiện trải nghiệm người dùng hoàn chỉnh hơn. Khi phân tích, bạn không nên bó hẹp ở khía cạnh thống kê sản phẩm nào được mua nhiều nhất. Bên cạnh đó, bạn nên xem xét nhóm tuổi khách hàng để bạn có thể cải tiến, phục vụ phù hợp hơn.
Bước 5: Cải thiện Chatbot
Để cuộc trò chuyện với khách hàng được duy trì, bắt kịp với những thay đổi về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì nền tảng Chatbot của bạn cần được bảo trì liên tục. Điều này sẽ đảm bảo cho hệ thống Chatbot ít xảy ra lỗi, không ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc xây dựng trước đó kể cả khi bạn cập nhật các kịch bản bán hàng mới.
Tuy nhiên, quá trình bảo trì sẽ ngốn của bạn khá nhiều chi phí. Tận dụng những cải tiến trong khoa học để giảm thiểu mức phí cho dịch vụ này, các doanh nghiệp thử nghiệm AI để phát triển các Chatbot tự học bằng ngôn ngữ của con người.
Ứng dụng Chatbot Facebook hiệu quả.
Khi bạn thực hiện ứng dụng Chatbot Facebook, công cụ sẽ tương tác với khách hàng trên giao diện tương tự như những tin nhắn Messenger thông thường. Nếu khách hàng chưa đọc tin nhắn do Bot gửi đến sẽ được hiển thị thông báo. Khi đó, người dùng tùy ý lựa chọn như sau:
- Hủy tin nhắn vì không muốn làm phiền
- Nhận và đọc khi có tin nhắn mới
Có lẽ vì thế, việc đầu tư vào nội dung thật chất lượng, cuốn hút và sử dụng Chatbot tốt sẽ vô cùng hữu ích, giúp khách hàng tự nguyện chọn đọc tin nhắn từ bạn. Từ đó, doanh nghiệp sẽ tạo được thiện cảm tốt trong mắt khách hàng. Chatbot sở hữu những tính năng ưu việt, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng công cụ để quảng cáo tràn lan, vô tội vạ. Bởi khách hàng sẽ không ai muốn bị làm phiền bởi hàng loạt những tin nhắn tiếp thị liên tục gửi đến. Hãy gửi đến khách hàng đúng lúc, chất lượng quan trọng hơn số lượng, có như thế bạn mới tạo dựng được mối quan hệ sâu sắc, tin cậy với khách hàng.
FAQs về Chatbot
Đối tượng nào có thể sử dụng Chatbot
Phần lớn những lĩnh vực kinh doanh trực tuyến đều có thể sử dụng Chatbot hỗ trợ việc bán hàng.
Kinh doanh ẩm thực: nhà hàng, quán ăn, quán cà phê,…
Kinh doanh thời trang: quần áo, giày dép, phụ kiện,…
Kinh doanh lĩnh vực làm đẹp: mỹ phẩm, thẩm mỹ viện,…
Lĩnh vực giáo dục: trung tâm ngoại ngữ, trung tâm dạy kỹ năng mềm,…
Dịch vụ hỗ trợ: vận chuyển, đặt vé/ đặt phòng online,…
Chatbot và Email Marketing nên sử dụng hình thức nào?
Chatbot có khả năng tiếp cận khách hàng nhanh và có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn Email Marketing. Hơn nữa, công cụ Chatbot thường có nhiều ưu đãi, giảm giá cho khách hàng giúp bạn mang đến người dùng những trải nghiệm tốt hơn. Tuy nhiên, Email Marketing sẽ giúp bạn nuôi dưỡng, duy trì mối quan hệ với khách hàng.
Do vậy, lời khuyên dành cho bạn là nên kết hợp sử dụng Chatbot và Email Marketing. Khi kết hợp chúng với nhau sẽ mang đến những giải pháp tuyệt vời cho bạn, tăng hiệu quả kinh doanh.
Những thuật ngữ thường gặp trong Chatbot là gì?
Chatbot: hệ thống trả lời tin nhắn tự động 24/7
Khách hàng: người đã từng gửi tin nhắn cho page sau khi được tích hợp Chatbot
Cài đặt: thiết lập cài đặt cơ bản như thời gian hoạt động, tên bot, lập quản trị viên
Kịch bản: ý tưởng, nội dung được tạo ra để robot tương tác với người dùng.
Chăm sóc: Bạn có thể gửi cho khách hàng chuỗi kịch bản theo thời gian nhất định
Auto Inbox: cài đặt chế độ tự like, comment của khách hàng
Tăng trưởng: người dùng có thể đưa bot lên email, website, poster.
Chatbot hoạt động theo nguyên tắc nào?
Công cụ Chatbot khi giao tiếp với mọi người sẽ tiến hành theo quy trình như sau:
Translator: Thông tin hay những yêu cầu của người dùng sẽ được đọc bằng ngôn ngữ lập trình. Tiếp đó máy tính sẽ đọc, hiểu và gửi yêu cầu các công việc cần thực hiện
Processor: AI – công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ xử lý các công việc mà khách hàng yêu cầu
Respondent: Máy tính sẽ nhận output từ công nghệ AI và gửi câu trả lời đến khách hàng tương ứng với nội dung đã lập trình sẵn.
Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.
SVN HOSTING COMPARISON
- Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Email: svnhostingcomparison@gmail.com
- Hotline: 0973.666.777
- Website: http://svnhostingcomparison.com