Sự ra đời của Client/server network nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập và chia sẻ thông tin khi sử dụng máy tính. Đây là mô hình mạng được áp dụng phổ biến hiện nay. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Client/server network và cách thức hoạt động của mô hình này.
Client/server network là gì?
Client/server network (tạm dịch là mạng máy khách/máy chủ) là mô hình mạng máy tính bao gồm 2 thành phần chính là máy khách (client) và máy chủ (server). Tại đó các máy tính có thể giao tiếp truyền tải dữ liệu cho nhau.
Mô hình mạng client/server có cấu trúc đơn giản, trong đó các máy tính con đóng vai trò như một máy khách, có nhiệm vụ gửi yêu cầu đến các máy chủ. Sau đó server xử lý yêu cầu và trả kết quả về cho client.
Thông qua mô hình client server network, các ứng dụng và chức năng của mạng sẽ được tập trung tại một hoặc nhiều máy dịch vụ file chuyên dụng. Các máy này trở thành trung tâm của hệ thống. Hệ điều hành của Client server cho phép người dùng chia sẻ đồng thời cùng một tài nguyên, không quan trọng vị trí địa lý.
Ngược lại với client/server là là mô hình master-slaver, trong đó máy chủ (đóng vai trò ông chủ) sẽ gửi dữ liệu đến máy con (đóng vai trò nô lệ) bất kể máy con có cần hay không.
Nguyên tắc hoạt động của client/server network
Trong mô hình client/server network có hai phần chính gồm Client (máy khách) và Server (máy chủ). Cụ thể:
- Client: Là máy khách hay máy chạm với chức năng gửi yêu cầu xử lý đến server. Client có nhiệm vụ tổ chức giao tiếp giữa người dùng, server và môi trường bên ngoài tại trạm làm việc. Sau khi client tiếp nhận yêu cầu từ người dùng, nó thành lập các query string sau đó để gửi đến server. Sau khi nhận được kết quả từ server gửi về, client sẽ tiếp tục tổ chức lại và hiển thị cho người dùng. Lưu ý, một máy client trong mô hình này có thể là server trong một mô hình khác.
- Server: Máy chủ có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý những yêu cầu từ máy khách, các yêu cầu đó có dạng query string (xâu ký tự). Sau khi đã phân tích và xử lý xong sẽ trả kết quả về cho client.
Để máy khách và máy chủ có thể giao tiếp được với nhau thì giữa chúng cần phải có giao thức chuẩn. Những giao thức chuẩn được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như: TCP/IP, OSI, ISDN, X.25, Lan-to-Lan Netbios. Thông thường, server luôn trong trạng thái sẵn sàng nhận yêu cầu từ các client, nên chỉ cần nhận được tín hiệu yêu cầu, kết quả trả về rất nhanh. Tuy nhiên, nếu máy khách muốn lấy được thông tin từ máy chủ, chúng phải tuân theo một giao thức mà máy chủ đó đưa ra.
Ưu nhược điểm của mô hình client/server network
Mặc dù đây là mô hình phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tuy nhiên mô hình client/server network vẫn tồn tại những ưu điểm và nhược điểm riêng.
Ưu điểm mô hình client/server network
- Với Client/server network, dữ liệu luôn được đảm bảo toàn vẹn khi có sự cố xảy ra khi có sự cố xảy ra
- Cho phép làm việc trên bất kì một máy tính nào có hỗ trợ giao thức truyền thông.
- Client/server network có khả năng chống quá tải mạng
- Dễ dàng mở rộng, xây dựng hệ thống mạng
- Chỉ cần chung định dạng giao tiếp là có thể hoạt động được, dù bất kỳ nền tảng nào.
- Nhờ vào khả năng cung cấp dịch vụ đa dạng và sự tiện dụng của mô hình này, người dùng có thể truy cập dữ liệu từ xa, thực hiện các thao tác gửi, nhận file hay tìm kiếm thông tin đơn giản
- Cung cấp một nền tảng lý tưởng cho phép tích hợp các kỹ thuật hiện đại như mô hình thiết kế hướng đối tượng, hệ chuyên gia, hệ thông tin địa lý (GIS)…
- Cho phép sử dụng nhiều server cùng làm một dịch vụ, chúng có thể nằm trên một hoặc nhiều máy tính
Nhược điểm
- Khả năng bảo mật dữ liệu thấp do phải trao đổi dữ liệu giữa hai máy tính ở 2 khu vực địa lý cách xa nhau. Hiện nay, để giải quyết vấn đề này đã có một số giao thức đã hỗ trợ bảo mật dữ liệu khi truyền tải.
- Đòi hỏi server phải được bảo trì và bảo dưỡng thường xuyên.
So sánh client/server network với P2P (Peer-to-Peer)
Giống nhau
Đều có một máy client gửi yêu cầu cần xử lý đến server. Sau đó server sẽ gửi kết quả về lại cho client.
Khác nhau
- Khả năng bảo mật thông tin và độ an toàn: P2P có khả năng bảo mật thông tin kém hơn. Client/server network có thể điều chỉnh quyền truy cập thông tin trong khi P2P phần lớn phụ thuộc vào mức độ quyền được chia sẻ.
- Khả năng cài đặt: Client/server network cài đặt khó hơn P2P, đồng thời chi phí cài đặt của Client/server network cũng cao hơn
- Yêu cầu về phần cứng và phần mềm: Client/server network cần phải có quản trị mạng bao gồm: Máy chủ, hệ điều hành, phần cứng. Ngược lại, P2P chỉ cần ít phần cứng bổ sung. Ngoài ra không cần máy chủ và hệ điều hành
- Về vai trò và phân quyền: Đối với client/server network luôn có sự phân chia một cách rõ ràng với một bên là Client và một bên là Server. Còn với P2P thì tất cả các máy đều ngang hàng với nhau trong cùng một mạng.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về mô hình client/server network. Hy vọng sẽ giúp ích cho những bạn vừa mới bắt đầu lĩnh vực này. Đồng thời bạn có thể dựa vào nhu cầu sử dụng để một mô hình truyền tải dữ liệu phù hợp.
FAQs về client/server network
Chúng ta thường bắt gặp mô hình client/server network?
Mọi hoạt động trong thế giới ứng dụng (bất kể là web hay di động). Đó có thể là lướt web đọc tin tức, chơi game online. Các ứng dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter. Các ứng dụng chat như Zalo, Messenger,…Các ứng dụng nghe nhạc/xem video trực tuyến như Zing MP3, Youtube,…Tất cả đều theo một kịch bản là ứng dụng – Client gửi yêu cầu (đăng status, upload hình, lấy danh sách nhạc, nhắn 1 tin nhắn,…) tới một máy chủ – Server. Máy chủ – Server sẽ tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin xuống cơ sở dữ liệu (Database) và trả về kết quả tương ứng cho ứng dụng – Client. Client hiển thị kết quả cho người dùng.
Có thể vừa là máy chủ vừa là máy khách được không?
Máy chủ là một máy tính hoặc hệ thống cung cấp tài nguyên, dữ liệu, dịch vụ hoặc chương trình cho các máy tính khác thông qua mạng- được gọi là máy khách. Điều này có nghĩa là một thiết bị có thể vừa là máy chủ vừa là máy khách cùng một lúc.
Server gồm những loại nào?
Các server thường có cấu hình rất mạnh (Tốc độ xử lý nhanh, lưu trữ được nhiều dữ liệu) hoặc là các máy chuyên dụng. Những loại server thường gặp là:
File server: phục vụ yêu cầu hệ thống tập tin trong mạng.
Print server: phục vụ các yêu cầu in ấn trọng mạng.
Application server: cho phép các ứng dụng chạy trên các server và trẻ về kết quả cho client.
Mail server: cũng cấp dịch vụ về gửi nhận mail
Database server: cung cấp các dịch vụ lưu trữ và tìm kiếm thông tin.
Communication server: quản lý kết nối từ xa.
Internet có phải là một mô hình client-server?
Các chức năng như trao đổi email, truy cập Internet và truy cập cơ sở dữ liệu đều được xây dựng dựa trên mô hình client-server. Ví dụ, trình duyệt web là một chương trình khách chạy trên máy tính của người dùng có thể truy cập thông tin được lưu trữ trên máy chủ web trên Internet.
Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.
SVN HOSTING COMPARISON
- Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Email: svnhostingcomparison@gmail.com
- Hotline: 0973.666.777
- Website: http://svnhostingcomparison.com