Nếu tìm hiểu sâu về Google Tag Manager, bạn sẽ nhận ra ứng dụng mà công cụ này mang lại cho SEO và Google Ads là vô cùng hữu ích. Vậy Google Tag Manager là gì? Cách cài đặt vào WordPress như thế nào? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé.
Google Tag Manager là gì?
Google Tag Manager hay Trình quản lý thẻ của Google là một công cụ cho phép bạn dễ dàng cập nhật và quản lý các thẻ trong website, bao gồm những thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ tiếp thị lại (Google Ads, Facebook Pixel), những thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg),….
Bạn có thể hình dùng như thế này:
Để một bên thứ ba muốn theo dõi hay đo lường website của bạn, bạn phải gắn một đoạn mã code của họ lên website đó. Ví dụ như Google Analytics muốn theo dõi hành vi người dùng trên website của bạn thì phải gắn 1 đoạn mã code của GA lên website, Facebook muốn theo dõi chuyển đổi trên website thì phải gắn 1 đoạn mã pixel vào website, Google Ads muốn tiếp thị lại thì ta phải gắn đoạn mã tiếp thị lại của google trên website…v..vv
Những đoạn mã đó được gọi chung là các THẺ (TAG)
Tuy nhiên, việc đặt quá nhiều thẻ như vậy lên website có thể sẽ khiến bạn bị nhầm lẫn từ khâu thao tác đến khâu quản lý, hơn nữa khi website load nhiều đoạn code (file .js) sẽ dễ dẫn đến tình trạng website load lâu hơn.
Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần gắn mã Google Tag Manager lên website, tất cả các thẻ khác từ bên thứ ba sẽ được gắn vào Google Tag Manager. Có thể xem đây là một công cụ trung gian.
Ngoài ra, Google Tag Manager còn được dùng để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp giữa các phòng ban, theo dõi chiến dịch marketing, quản lý thẻ JavaScript và HTML, chủ động cập nhật website,…Tuy nhiên, do không có chức năng báo cáo, nên đây là sự khác biệt lớn nhất giữa Google Tag Manager và Google Analytics.
Sự khác biệt giữa Google Tag Manager và Google Analytics
- Google Analytics là công cụ phân tích các báo cáo số liệu trên website.
- Google tag manager là trình quản lý thẻ tag gắn trong website trong đó bao gồm cả Google Analytics.
- Dù là hai công cụ riêng biệt, nhưng vẫn hỗ trợ nhau khi bạn có thể cài đặt mã theo dõi Google Analytics (GA) thông qua Google Tag Manager.
- Đặc biệt các mã theo dõi sự kiện trên GA vào trang web và tùy biến các quy tắc, điều kiện. Chỉ khi đạt đủ các điều kiện bạn đặt ra thì mới thống kê phần số liệu đó vào GA.
Các thành phần của Google Tag Manager
- Container (Vùng chứa): Một website để trong 1 vùng chứa, 1 vùng chứa sẽ chứa nhiều tag
- Tag (Thẻ): Là đoạn mã code mà mình nói ở trên: mã pixel FB, Google Analytics, mã tiếp thị lại Google Ads …v.v (và còn rất nhiều các đoạn mã khác của 1 bên thứ 3 bất kì). Google Tag Manager hỗ trợ rất nhiều tag.
- Trigger (Trình kích hoạt): Có nhiệm vụ xác định điều kiện để 1 tag hoạt động. Ví dụ: Điều kiện để tag “Đơn hàng thành công” là load trang “Xác nhận đăng kí đơn hàng”
- Variable (biến): Bất kỳ 1 thành phần của 1 phần tử nào đó. Ví dụ: URL, Click ID, Click Class, Path… (Các Biến sẽ bổ sung thông tin chi tiết hơn về trigger để GTM kích hoạt Tag chính xác)
Những lợi ích và hạn chế của Google Tag Manager
Lợi ích
- Giúp cập nhật và quản lý tất cả các thẻ được thêm vào website
- Giảm thiểu số lượng các đoạn mã java scrip phải tải trực tiếp trên website
- Giúp thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng và từ đây bạn có thể cải thiện các trải nghiệm liên quan như content, UX/UI,…
- Miễn phí vì có sẵn các template ngay trên mạng
- Đo lường chuyển đổi website, hỗ trợ triển khai A/B testing
- Hỗ trợ chèn schema vào website (nếu giao diện bạn không hỗ trợ) ở từng page nếu bạn muốn
- Các lợi ích khác như: bảo mật, quản lý user, quản lý version, workspace,…
Hạn chế
- Để thiết lập, bạn cần phải có một số kiến thức nhất định về lĩnh vực này. Nếu bạn là người dùng lần đầu, điều này sẽ rất khó để hiểu.
- Muốn hiểu rõ phải cần đầu tư nhiều thời gian, trừ khi bạn là một nhà phát triển dày dạn kinh nghiệm, còn không bạn phải dành ra một khoảng thời gian nghiên cứu và thử nghiệm.
- Khi gặp sự cố bạn phải tốn nhiều thời gian giải quyết
Vì sao nên sử dụng Google Tag Manager?
Trước tiên, nó hỗ trợ các nhà phát triển và bộ phận CNTT của bạn tập trung vào các tác vụ lớn hơn thay vì tốn thời gian để mã hóa từng thẻ tiếp thị riêng lẻ.
Thứ hai, vì Google Tag Manager mã hóa các thẻ cho bạn, nên giúp giảm đáng kể khả năng xảy ra lỗi của con người.
Và thứ ba, Google Tag Manager cho phép bộ phận tiếp thị của ban kiểm soát hoàn toàn các thẻ họ tạo và theo dõi. Cung cấp cho các nhà tiếp thị của bạn trị vì đầy đủ các thẻ của họ làm tăng hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng thẻ giúp cải thiện độ chính xác của hệ thống phân tích của bạn, đảm bảo báo cáo chất lượng cao hơn và cảm nhận tốt hơn về đối tượng trực tuyến thực sự của bạn.
Cách cài đặt Google Tag Manager trong WordPress
Đăng ký tài khoản Google Tag Manager
Bước 1: Đăng ký tài khoản Google Tag Manager
Truy cập vào Google Tag Manager tại đây: https://tagmanager.google.com/. Sau đó chọn “Tạo tài khoản”
Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin cần thiết sau đó tích vào vào “Tôi chấp nhận” và click vào “Có”
Bước 3: Xuất hiện bảng chứa 2 mã code bạn vừa tạo, lấy code và gắn theo hướng dẫn của hệ thống.
“Appearance” -> “Editor”. Nhấp vào file có header.php để thêm code theo dõi
Khi mở file header.php, hãy thêm tracking code đầu tiên vào phần tiêu đề, cụ thể là ngay sát trên đầu của <head>.
Tương tự, thêm tracking code thứ hai vào phần tiêu đề, cụ thể là ở trên cùng của <body>.
Thêm tags theo dõi vào Google Tag Manager
Bước 1: Sau khi đã thêm mã code, bạn quay lại trang Google Tag Manager tại phần “Thẻ mới” chọn “Thêm thẻ mới”
Bước 2: Chọn “Cấu hình thẻ” > “Chọn loại thẻ”.
Bước 3: Sau khi cấu hình xong, chọn “Lưu” để lưu lại cấu hình.
Bước 4: Chọn “Gửi” Sau đó chọn “Xuất Bản”, tiếp theo chọn “Tiếp tục” để hoàn thành cài đặt.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được kiến thức cơ bản về Google Tag Manager cũng như cách thiết lập Google Tag Manager cho website. Đồng thời hiểu được những ứng dụng tuyệt vời của công cụ này trong hoạt động kinh doanh.
FAQs về Google Tag Manager
Sử dụng Google Tag Manager có mất phí không?
Đậy là một ứng dụng của Google nên nó hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần có được những kiến thức cơ bản, bạn có thể thêm Google Tag Manager vào trang web của mình dễ dàng.
Một website gắn được bao nhiêu mã Google Tag Manager?
Một website có thể gắn nhiều mã Google Tag Manager khác nhau, tuy nhiên trong trường hợp thông thường, bạn chỉ cần 1 mã là đủ.
Thẻ (Tag) là gì?
Thẻ là đoạn mã JavaScript sẽ gửi thông tin đến bên thứ ba, chẳng hạn như Google. Nếu bạn không sử dụng giải pháp quản lý thẻ, chẳng hạn như Google Tag Manager, bạn cần phải thêm các đoạn mã JavaScript này trực tiếp vào mã nguồn của trang web.
Google Analytics là gì?
Google Analytics là công cụ phân tích website được cung cấp miễn phí bởi Google giúp các quản trị web có cái nhìn sâu sắc về hiệu suất trang web của mình qua các chức năng thống kê mà nó cung cấp.
Đây là công cụ rất cần thiết để quản trị Website bởi ngoài thống kê lượt truy cập, khách truy cập, họ dùng trình duyệt gì, truy cập từ thiết bị desktop, di động hay tablet, truy cập vào Website của bạn từ nguồn search, mạng xã hội, hay từ các website khác, và nhiều tính năng bổ ích khác
Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.
SVN HOSTING COMPARISON
- Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Email: svnhostingcomparison@gmail.com
- Hotline: 0973.666.777
- Website: http://svnhostingcomparison.com