Platform có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm. Hiện tại, nền tảng này được phát triển trên nhiều loại hình khác nhau. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về platform qua bài viết dưới đây nhé!
Platform là gì?
Giải nghĩa platform
Thuật ngữ platform (tạm dịch: nền tảng) rất phổ biến đối với người dùng công nghệ. Tuy nhiên, định nghĩa về thuật ngữ này lại khá mơ hồ và không rõ ràng. Lý do vì platform liên quan đến nhiều lĩnh vực từ công nghệ đến kinh doanh. Khái niệm về thuật ngữ này được hiểu như thế nào phụ thuộc vào ý nghĩa mà người dùng muốn diễn đạt.
Bạn có thể hiểu platform theo hai định nghĩa chúng tôi cung cấp dưới đây để có cái nhìn đa diện hơn về thuật ngữ này.
Trong lĩnh vực công nghệ (Technology platform): Platform là một nhóm hệ thống công nghệ thông tin được dùng làm nền tảng cho các ứng dụng, quy trình hoặc công nghệ khác. Đây là nền tảng cơ bản buộc phải có trong mọi quy trình phát triển phần mềm.
Trong lĩnh vực kinh doanh (Business Platform): Platform là nền tảng của mô hình kinh doanh dựa trên quá trình tương tác tạo giá trị giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Nền tảng này giúp việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ và tiền tệ diễn ra thuận lợi. Nhờ đó, platform mang đến giá trị cho các bên tham gia. (Dựa trên quyển: Platform Revolution, tạm dịch: Cuộc cách mạng nền tảng).
Hệ sinh thái của platform
Những tập đoàn nổi tiếng như: Google, Apple, Microsoft, Facebook,… phát triển dựa trên sự kết hợp của nhiều platform khác nhau. Sự kết hợp này tạo nên một môi trường đầy đủ và toàn diện cho người dùng. Môi trường này được gọi là “hệ sinh thái – ecosystem”.
Hệ sinh thái ecosystem được cấu thành bởi những thành tố, platform có sự liên kết và phụ thuộc nhau. Đặc biệt, chúng thuộc cùng một quyền sở hữu.
Ưu điểm và hạn chế của platform
Một số ưu điểm của platform
- Mang đến những giải pháp công nghệ nhanh chóng và hiệu quả đến khách hàng.
- Tăng tương tác giữa bên mua và bên bán nhờ tính năng kết nối thông tin.
- Phát triển hiệu quả với quy mô lớn.
- Quản lý yếu tố phức tạp của thị một cách dễ dàng.
- Xúc tiến nhanh các mặt hàng tồn kho.
Bên cạnh những ưu điểm, platform còn có những mặt hạn chế sau:
- Quản lý chuỗi cửa hàng chưa hiệu quả nên không phù hợp phục vụ các đối tượng khách hàng riêng biệt.
- Trải nghiệm người dùng còn nhiều hạn chế.
Platform hoạt động như thế nào?
Platform phát triển theo 4 hoạt động chính:
- Provide infrastructure: Cung cấp cơ sở vật chất nhất định để người dùng tham gia và truy cập giao dịch.
- Matching producer and consumer: Tạo ra điều kiện để kết nối người bán và người mua. Hoạt động này có khả năng kích thích các giao dịch diễn ra.
- Governance: Thông qua các quy tắc đã đặt ra để quản lý những hoạt động giao dịch của người dùng.
- Monetization: Dựa trên những giá trị đã tạo ra để tìm ra cách thức hưởng lợi.
Đối tượng vận hành của platform
Những đối tượng vận hành chính của nền tảng hiện nay gồm:
- Consumer: Người dùng sẽ được trải nghiệm và cảm nhận trực tiếp các sản phẩm đã cung cấp trên nền tảng sẵn có trước đó.
- Producer: Những producer sẽ trực tiếp tạo ra các ứng dụng, phần mềm trên platform. Điều này giúp nền tảng được vận hành một cách mượt mà và hiệu quả hơn.
- Provider: Gồm những người quản lý giao diện của các nền tảng. Nhiệm vụ của họ là kiểm tra mức độ phủ sóng, tương tác của nền tảng với người dùng.
- Owner: Gồm những người sở hữu các nền tảng, công nghệ khác nhau. Chẳng hạn như: Google cloud platform thuộc quyền sở hữu của Google.
Những loại hình platform phổ biến hiện nay
#1: Hardware platform
Hardware platform đóng vai trò như phần cứng của các thiết bị công nghệ. Platform không thể hoạt động nếu thiếu sự hỗ trợ của hardware. Đây được gọi là nền tảng phần cứng, kiến trúc của bộ vi xử lý hay kiến trúc máy tính. Hiện tại, hardware platform bao gồm:
- Toàn bộ hệ thống: desktop, laptop, tablet, mainframe, workstation,… Những công cụ này hoạt động độc lập, tách biệt với các hệ thống khác. Thế nên, chúng đóng vai trò là đại diện cho một nền tảng phần cứng khác nhau. Bên cạnh đó, những công cụ này còn có khả năng cung cấp tài nguyên thông qua kết nối internet cho người dùng.
- Những thành phần riêng lẻ: Gồm ROM, RAM và bộ xử lý trung tâm. Những thành phần này cấu thành hệ thống máy tính. Nhờ đó, người dùng mới có thể trải nghiệm phần mềm được hiệu quả.
#2: Software platform
Software platform có ảnh hưởng quan trọng đến tính năng của những thiết bị điện tử. Nền tảng phần mềm có thể là bất kỳ hệ điều hành nào hay một môi trường lập trình nhất định. Nhờ đó mà software platform mang đến những ứng dụng, chức năng và phát triển thành sức mạnh riêng cho mỗi nền tảng.
Những phần mềm platform phổ biến:
- Nền tảng MS-DOS (x86), DR-DOS (x86), FreeDOS (x86)….
- Microsoft Windows (x86, x64)
- Linux (x86, x64, PowerPC)
- Mac OS X (PowerPC, x86)
- OS/2, eComStation
- AmigaOS (m68k), AROS (x86, PowerPC
#3: Google cloud platform
Đây là nền tảng lưu trữ đám mây được phát triển bởi Google. Nền tảng này có chức năng giúp các tổ chức, doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn thông qua một số ứng dụng chuyên dùng như: Google search, Google maps, Chrome,…
Đặc biệt, những ứng dụng của Google cloud platform đều đặt trên nền tảng tìm kiếm của Google. Điều này giúp người dùng tiết kiệm thời gian cài đặt thêm phần mềm vào máy tính.
#4: Multiple platforms
Đây là hệ thống những nền tảng chấp nhận cho ứng dụng phần mềm vận hành được. Ví dụ: Multiple platform là dòng game được phát triển trên một nền tảng nhất định. Dòng game này vận hành được trên nền tảng Microsoft windows (dòng máy PVC) nên không thể hoạt động được trên hệ máy Playstation và ngược lại.
Ngoài ra, nền tảng này có giới hạn tài nguyên cho các phần mềm nhất định. Chẳng hạn như: một dòng game vượt quá cấu hình yêu cầu mainboard thì lập trình game cần hạ thấp về đồ họa để phù hợp với cấu hình máy.
#5: Mobile platforms
Những dòng smartphone hiện nay đều hoạt động độc lập trên các nền tảng khác nhau. Ngoài ra, chúng có thể vận hành được những ứng dụng riêng. Thế nên, hiện nay mobile platform đã trở thành nền tảng kỹ thuật được các lập trình viên sử dụng phổ biến.
Ví dụ như: Android là hệ điều hành dựa trên nền tảng Linux. Google play là kho ứng dụng của android.
#7: Business service platform
Nền tảng này phục vụ cho những hoạt động kinh doanh các loại hình dịch vụ. Một số ví dụ về business service platform là: Grab, Baemin, Now, Foody,… Với hình thức kết nối khách hàng và nhân viên thông qua một ứng dụng di động (nền tảng platform), nền tảng này cho phép đơn vị kinh doanh vận hành trực tuyến.
#8: Social platform
Social platform giúp người dùng xây dựng các trang web. Ngoài ra, nền tảng này còn cho phép bạn phát triển và quản lý mọi dịch vụ truyền thông trên mạng xã hội. Nhờ tính năng này người dùng có thể kết nối với khách hàng của mình nhanh chóng và hiệu quả. Khi hoạt động trên social platform, bạn có thể chia sẻ nội dung, thêm bạn bè, cài đặt quyền riêng tư, tham gia các tính năng truyền thông xã hội khác,…
Social platform hỗ trợ một số tính năng tối ưu:
- Các ứng dụng khác.
- Giao diện lập trình ứng dụng (API).
- Bảng điều khiển quản trị phụ trợ nhằm quản lý tất cả cơ sở người dùng và tùy chọn.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin tổng quan về platform. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi liên quan, hãy liên hệ với SVN Hosting để được giải đáp nhanh nhất.
Câu hỏi thường gặp về platform
Tôi có nên sử dụng digital platform không?
Nếu bạn có nhu cầu tăng tương tác với khách hàng, tốt nhất bạn nên sử dụng digital platform. Đây là một nền tảng bao gồm các hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục nhằm kết nối với khách hàng. Những nền tảng digital phổ biến được sử dụng rộng rãi như:
– Website.
– Email marketing.
– Social media.
– Mobile.
– Digital media.
– Game.
– Search,…
Có thể thấy, những nền tảng digital vô cùng quen thuộc và cần thiết đối với thời đại hiện tại. Digital platform được tạo ra nhằm tăng tính trải niệm cho khách hàng và kết nối người dùng với nhau. Do đó, nền tảng này đang được hầu hết các doanh nghiệp “ưu ái” sử dụng.
Mô hình kinh doanh platform có gì khác mô hình kinh doanh truyền thống?
Mô hình kinh doanh truyền thống thống
Sản xuất: Cung cấp sản phẩm cho khách hàng thông qua những nhà bán lẻ hoặc phân phối. Nhà sản xuất sẽ thu mua nguyên liệu và tự tạo ra sản phẩm của mình.
Bán lẻ/phân phối: Cung cấp, phân phối sản phẩm thông qua cửa hàng, dịch vụ vận chuyển, website. Những nhà bán lẻ/phân phối tạo mối quan hệ hữu nghị với khách hàng. Hoạt động chủ yếu của họ là: mua, bán, vận chuyển, phân loại, thanh toán, chịu rủi ro và nắm bắt thông tin thị trường. Ngoài ra, những nhà bán lẻ/phân phối còn phải trả lương cho nhân viên của mình (nếu có thuê nhân viên). Mô hình này không kết nối giao dịch với các cộng đồng khác.
Mô hình kinh doanh platform
Là một nền tảng kết nối người mua và người bán trực tiếp với nhau. Nền tảng này không có chức năng định giá cho sản phẩm/hàng hóa. Platform chỉ đóng vai trò là trung gian, còn hàng hóa sẽ được định giá bởi người mua và người bán thực tế.
Lĩnh vực mobile có những nền tảng nào?
Những platform trong lĩnh vực mobile bao gồm: Android, iOS, Blackberry, Windows Phone. Các nền tảng này được người dùng gọi với cái tên quen thuộc là “hệ điều hành”. Những hệ điều hành này tồn tại song song, cạnh tranh với nhau dựa trên các tính năng và đặc điểm riêng.
Platform thương mại điện tử nào đang phổ biến hiện nay?
Bạn có thể tìm hiểu về một số platform như: Magento, WooCommerce, Shopify,… Các nền tảng thương mại điện tử này đều sở hữu những tính năng vượt trội. Tuy nhiên, khi muốn hoạt động trên platform nào, bạn cần tìm hiểu kỹ về cả những mặt hạn chế của chúng.
Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.
SVN HOSTING COMPARISON
- Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Email: svnhostingcomparison@gmail.com
- Hotline: 0973.666.777
- Website: http://svnhostingcomparison.com