Thẻ: google analytics

  • Cách cài đặt Google Analytics cho WordPress

    Cách cài đặt Google Analytics cho WordPress

    Google Analytics có thể mang đến cho bạn những hiệu quả tích cực cho quá trình nghiên cứu, theo dõi và định hướng lưu lượng người dùng truy cập vào trang web. Trong bài viết này, SVN sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật thông tin về Google Analytics nhé!

    Giới thiệu về Google Analytics

    Google Analytics là gì?

    Google Analytics là một công cụ hoàn toàn miễn phí cho tất cả người dùng sử dụng tài khoản trên Google. Công cụ này được thiết lập để theo dõi số liệu thống kê về lưu lượng truy cập của một trang web.

    Nghĩa là, với sự hỗ trợ của Google Analytics, những dữ liệu trên trang web của bạn về số lượng khách hàng truy cập trong ngày, họ là ai, họ đến từ đâu, họ làm gì,…được hiển thị chính xác trên công cụ.

    cach-cai-dat-google-analytics

    Google Analytics hoạt động như thế nào?

    Hoạt động thông qua đoạn mã Javacript được đặt trên mọi trang web muốn đo lường. Sử dụng tài khoản quản trị viên trong Hệ thống quản lý nội dung (CMS) của WordPress để cài đặt công cụ Google Analytics.

    Khi người dùng truy cập vào trang web, mã nguồn sẽ thu thập dữ liệu thông qua yêu cầu HTTP của người dùng, trình duyệt họ sử dụng và cookie mà họ đồng ý cho thu thập.

    Dữ liệu được gửi đến Google Analytics và tổng hợp thành 4 mức độ:

    • Mức độ người dùng: Hành động của mỗi người dùng
    • Mức độ phiên truy cập: Từng lượt truy cập trên trang web
    • Mức độ xem trang: Các trang riêng lẻ đã truy cập
    • Cấp độ sự kiện: Lượt xem, lượt nhấp và các nút hàng động tương tác.
    cach-cai-dat-google-analytics

    Lợi ích của việc sử dụng Google Analytics

    • Lập kế hoạch chiến lược tiếp thị hiệu quả qua các thống kê theo dõi từ trang web
    • Theo dõi và đo lường hiệu suất trang web, điều chỉnh chiến lược phù hợp với thời điểm để tiết kiệm chi phí cho các quảng cáo.
    • Xác định các trang hoạt động kém để xóa hoặc tối ưu hóa các trang này nhằm giảm tỉ lệ thoát và tăng lượt chuyển đổi.
    • Xác định các hoạt động tiếp thị thành công và khai thác dữ liệu từ các hoạt động này, đồng thời loại bỏ các chiến dịch không hoạt động.
    • Phân loại đối tượng nhằm thực hiện cho các hoạt động tiếp thị cho từng nhóm đối tượng. Tập trung khai thác hiệu quả vào các nhóm đối tượng khác nhau ở từng thời điểm khác nhau.
    • Xây dựng bức tranh tổng quan về nghiên cứu hành vi khách hàng, định hướng phát triển cho các sản phẩm tương lai.

    Cách cài đặt Google Analytics cho WordPress

    Để cài đặt Google Analytics cho WordPress có thể sử dụng nhiều phương pháp. SVN Hosting sẽ giới thiệu mang đến một số phương pháp, giúp bạn đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất cho mình.

    Cách cài đặt Google Analytics với Google Tag Manager

    Bạn có thể sử dụng Google Tag Manager để thực hiện cài đặt. Đây là một hệ thống quản lý thẻ cho phép bạn cập nhật nhanh chóng và dễ dàng các mã thẻ và đoạn mã trên trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động.

    Bạn có thể thêm và cập nhật tập lệnh người dùng cần theo dõi trực tiếp trên giao diện Google Tag Manager thay vì chỉnh sửa mã trang web trong WordPress.

    Các bước cài đặt Google Tag Manager

    Bước 1: Truy cập vào trang WordPress. Sau đó, vào Plugin > Add New.

    Bước 2: Điều hướng đến tab Admin. Sau đó tìm kiếm và sao chép một loạt ký tự bắt đầu bằng GTM (Mã ID).

    cach-cai-dat-google-analytics

    Bước 3: Di chuyển đến Options > General > dán đoạn mã vào Google Tag Manager ID.

    Bất kỳ thẻ nào bạn thiết lập trong Google Tag Manager, bao gồm cả thẻ Google Analytics đều sẽ hoạt động trên WordPress thông qua Plugin này.

    Cách cài đặt Google Analytics với WordPress bằng mã

    Trường hợp này được sử dụng cho những ai không thích cài đặt thêm Plugin cho WordPress của mình. Đây là hình thức kết nối thủ công khá đơn giản để thêm mã theo dõi trực tiếp vào chủ đề thông qua tệp functions.php của bạn.

    Nếu dùng phương pháp thủ công, bạn cần sử dụng Child Theme để mã theo dõi không bị ghi đè mỗi khi bạn cập nhật WordPress Theme.

    Lưu ý, trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào bạn nên sử dụng một bản sao để tránh trường hợp xảy ra sự cố đánh mất dữ liệu.

    cach-cai-dat-google-analytics

    Các bước cài đặt mã:

    • Bước 1: Đăng nhập thông tin truy cập Google Analytics
    • Bước 2: Chọn Admin > Tracking Info > Tracking Code
    • Bước 3: Bạn thực hiện sao chép đoạn mã bên dưới Global Site Tag.
    • Bước 4: Di chuyển đến Appearance và chọn Theme Editor
    • Bước 5: Truy cập Child Theme và tìm header.php. Có thể nhấp vào WordPress Theme để tìm kiếm nếu không thấy.
    • Bước 6: Khi đã định vị được header.php. Hãy dán mã Google Analytics ngay trước thẻ </head> trong Editor.
    • Bước 7: Nhấp vào Update File để cập nhật lại chỉnh sửa. Hoàn tất cài đặt mã vào WordPress

    Cách cài đặt Google Analytics bằng Plugin WordPress

    Phương pháp đơn giản giúp người dùng WordPress thêm Google Analytics vào trang web của mình chính là sử dụng Plugin Google Analytics WordPress. Phương pháp này không cần thao tác các tùy chỉnh trên trang web.

    Sử dụng 2 Plugin này giúp quá trình thực hiện của bạn đạt hiệu quả cao hơn.

    GA Google Analytics

    GA Google Analytics là một Plugin miễn phí được đánh giá 5 sao với nhiều lượng người dùng đông đảo.

    Sau khi cài đặt và kích hoạt GA Google Analytics, điều bạn cần làm là thêm ID theo dõi Google Analytics vào cài đặt của nó. Thực hiện các bước như sau để cài đặt:

    Bước 1: Sao chép mã trong Google Analytics, thực hiện các bước này tương tự như hướng dẫn trên. Đây là cách lấy ID trên Google Analytics sử dụng cho bất kỳ thao tác liên quan mà bạn cần lưu ý.

    Admin > Property > Tracking Info > Tracking Code

    cach-cai-dat-google-analytics

    Bước 2: Sao chép ID bắt đầu bằng UA ở phần Tracking ID

    Bước 3: Truy cập vào WordPress, cuộn xuống Plugin Settings và thêm mã ID vào GA Tracking ID.

    Bước 4: Tùy chọn theo dõi ở phần đầu trang hoặc cuối trang ở Tracking Code Location.

    Bước 5: Tùy chỉnh theo nhu cầu và Save Changes. Hoàn tất cài đặt GA Google Analytics

    Site Kit by Google

    Site Kit by Google là Plugin kết nối miễn phí trong WordPress. Ngoài phân tích, Plugin này có thể cung cấp các dữ liệu khác do Google cung cấp chẳng hạn như Google Search Console, Google AdSensePageSpeed Insights.

    Bắt đầu thao tác trên Site Kit by Google:

    • Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Plugin, sau đó nhấp vào nút Start Setup
    • Bước 2: Khi hoàn tất cài đặt, bạn cần thực hiện một số bước xác minh và cấp quyền cho Google thiết lập những dịch vụ khác mà bạn muốn thêm vào WordPress
    • Bước 3: Khi kết nối thành công, bạn có thể xem tất cả dịch vụ được tích hợp trong WordPress thông qua Google Analytics

    Google Analytics thật sự là trợ thủ đắc lực giúp cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển của bạn được định hướng tốt hơn. Bạn có thể sử dụng để tối ưu hóa nhu cầu khai thác thông tin của mình.

    Hy vọng một số thông tin tổng hợp về các phương pháp cài đặt Google Analytics cho WordPress sẽ giúp ích cho bạn.Chúc bạn đạt được nhiều hiệu quả trong công việc khi sử dụng Google Analytics

    Những câu hỏi thường gặp về cách cài đặt Google Analytics cho WordPress

    Sử dụng Google Analytics có ảnh hưởng đến giao diện trang web không?

    Google Analytics chỉ là đoạn mã được gắn vào trang web trên WordPress để theo dõi và thống kê về lưu lượng người dùng truy cập web nên hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến giao diện trang web.

    Sử dụng phương pháp nào cài đặt hiểu quả nhất?

    Tất cả đều như nhau, tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, mỗi quy trình đều mang hiệu suất sử dụng riêng của nó nhưng nhìn về giá trị kết quả đều tương đương nhau.

    Cài đặt Google Analytics cho WordPress mất nhiều thời gian không?

    Với các bước thao tác cực kỳ đơn giản thì quá trình cài đặt chỉ diễn ra vỏn vẹn từ 5 đến 10 phút.

    Có thể chia sẻ dữ liệu trên Google Analytics được không?

    Hoàn toàn có thể. Bạn có thể chọn bất kỳ tệp nào cho bất kỳ ai thông qua email, ngoài ra bạn còn có thể phân bỏ thời gian theo tháng, tháng tuần, theo ngày để gửi tệp đi.

    Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.

    SVN HOSTING COMPARISON

    • Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Email: svnhostingcomparison@gmail.com
    • Hotline: 0973.666.777
    • Website: http://svnhostingcomparison.com
  • Google Tag Manager là gì? Cách cài đặt vào WordPress

    Google Tag Manager là gì? Cách cài đặt vào WordPress

    Nếu tìm hiểu sâu về Google Tag Manager, bạn sẽ nhận ra ứng dụng mà công cụ này mang lại cho SEO và Google Ads là vô cùng hữu ích. Vậy Google Tag Manager là gì? Cách cài đặt vào WordPress như thế nào? Bạn hãy đọc bài viết dưới đây để biết chi tiết nhé.

    Google Tag Manager là gì?

    Google Tag Manager hay Trình quản lý thẻ của Google là một công cụ cho phép bạn dễ dàng cập nhật và quản lý các thẻ trong website, bao gồm những thẻ theo dõi website (Google Analytics), thẻ tiếp thị lại (Google Ads, Facebook Pixel), những thẻ tối ưu chuyển đổi (Google Optimize, Hotjar, Crazy Egg),….

    Google-Tag-Manager-la-gi

    Bạn có thể hình dùng như thế này:

    Để một bên thứ ba muốn theo dõi hay đo lường website của bạn, bạn phải gắn một đoạn mã code của họ lên website đó. Ví dụ như Google Analytics muốn theo dõi hành vi người dùng trên website của bạn thì phải gắn 1 đoạn mã code của GA lên website, Facebook muốn theo dõi chuyển đổi trên website thì phải gắn 1 đoạn mã pixel vào website, Google Ads muốn tiếp thị lại thì ta phải gắn đoạn mã tiếp thị lại của google trên website…v..vv

    Những đoạn mã đó được gọi chung là các THẺ (TAG)

    Tuy nhiên, việc đặt quá nhiều thẻ như vậy lên website có thể sẽ khiến bạn bị nhầm lẫn từ khâu thao tác đến khâu quản lý, hơn nữa khi website load nhiều đoạn code (file .js) sẽ dễ dẫn đến tình trạng website load lâu hơn.

    Để giải quyết vấn đề này, bạn chỉ cần gắn mã Google Tag Manager lên website, tất cả các thẻ khác từ bên thứ ba sẽ được gắn vào Google Tag Manager. Có thể xem đây là một công cụ trung gian.

    Ngoài ra, Google Tag Manager còn được dùng để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp giữa các phòng ban, theo dõi chiến dịch marketing, quản lý thẻ JavaScript và HTML, chủ động cập nhật website,…Tuy nhiên, do không có chức năng báo cáo, nên đây là sự khác biệt lớn nhất giữa Google Tag Manager và Google Analytics.

    Sự khác biệt giữa Google Tag Manager và Google Analytics

    • Google Analytics là công cụ phân tích các báo cáo số liệu trên website.
    • Google tag manager là trình quản lý thẻ tag gắn trong website trong đó bao gồm cả Google Analytics.
    • Dù là hai công cụ riêng biệt, nhưng vẫn hỗ trợ nhau khi bạn có thể cài đặt mã theo dõi Google Analytics (GA) thông qua Google Tag Manager.
    • Đặc biệt các mã theo dõi sự kiện trên GA vào trang web và tùy biến các quy tắc, điều kiện. Chỉ khi đạt đủ các điều kiện bạn đặt ra thì mới thống kê phần số liệu đó vào GA.

    Các thành phần của Google Tag Manager

    • Container (Vùng chứa): Một website để trong 1 vùng chứa, 1 vùng chứa sẽ chứa nhiều tag
    • Tag (Thẻ): Là đoạn mã code mà mình nói ở trên: mã pixel FB, Google Analytics, mã tiếp thị lại Google Ads …v.v (và còn rất nhiều các đoạn mã khác của 1 bên thứ 3 bất kì). Google Tag Manager hỗ trợ rất nhiều tag.
    • Trigger (Trình kích hoạt): Có nhiệm vụ xác định điều kiện để 1 tag hoạt động. Ví dụ: Điều kiện để tag “Đơn hàng thành công” là load trang “Xác nhận đăng kí đơn hàng”
    • Variable (biến): Bất kỳ 1 thành phần của 1 phần tử nào đó. Ví dụ: URL, Click ID, Click Class, Path… (Các Biến sẽ bổ sung thông tin chi tiết hơn về trigger để GTM kích hoạt Tag chính xác)

    Những lợi ích và hạn chế của Google Tag Manager

    Lợi ích

    • Giúp cập nhật và quản lý tất cả các thẻ được thêm vào website
    • Giảm thiểu số lượng các đoạn mã java scrip phải tải trực tiếp trên website
    • Giúp thấu hiểu hành vi của người tiêu dùng và từ đây bạn có thể cải thiện các trải nghiệm liên quan như content, UX/UI,…
    • Miễn phí vì có sẵn các template ngay trên mạng
    • Đo lường chuyển đổi website, hỗ trợ triển khai A/B testing
    • Hỗ trợ chèn schema vào website (nếu giao diện bạn không hỗ trợ) ở từng page nếu bạn muốn
    • Các lợi ích khác như: bảo mật, quản lý user, quản lý version, workspace,…

    Hạn chế

    • Để thiết lập, bạn cần phải có một số kiến thức nhất định về lĩnh vực này. Nếu bạn là người dùng lần đầu, điều này sẽ rất khó để hiểu.
    • Muốn hiểu rõ phải cần đầu tư nhiều thời gian, trừ khi bạn là một nhà phát triển dày dạn kinh nghiệm, còn không bạn phải dành ra một khoảng thời gian nghiên cứu và thử nghiệm.
    • Khi gặp sự cố bạn phải tốn nhiều thời gian giải quyết
    Google-Tag-Manager-la-gi

    Vì sao nên sử dụng Google Tag Manager?

    Trước tiên, nó hỗ trợ các nhà phát triển và bộ phận CNTT của bạn tập trung vào các tác vụ lớn hơn thay vì tốn thời gian để mã hóa từng thẻ tiếp thị riêng lẻ.

    Thứ hai, vì Google Tag Manager mã hóa các thẻ cho bạn, nên giúp giảm đáng kể khả năng xảy ra lỗi của con người.

    Và thứ ba, Google Tag Manager cho phép bộ phận tiếp thị của ban kiểm soát hoàn toàn các thẻ họ tạo và theo dõi. Cung cấp cho các nhà tiếp thị của bạn trị vì đầy đủ các thẻ của họ làm tăng hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng thẻ giúp cải thiện độ chính xác của hệ thống phân tích của bạn, đảm bảo báo cáo chất lượng cao hơn và cảm nhận tốt hơn về đối tượng trực tuyến thực sự của bạn.

    Cách cài đặt Google Tag Manager trong WordPress

    Đăng ký tài khoản Google Tag Manager

    Bước 1: Đăng ký tài khoản Google Tag Manager

    Truy cập vào Google Tag Manager tại đây: https://tagmanager.google.com/. Sau đó chọn “Tạo tài khoản”

    Google-Tag-Manager-la-gi

    Bước 2: Nhập đầy đủ thông tin cần thiết sau đó tích vào vào “Tôi chấp nhận” và click vào “Có”

    Google-Tag-Manager-la-gi

    Bước 3: Xuất hiện bảng chứa 2 mã code bạn vừa tạo, lấy code và gắn theo hướng dẫn của hệ thống.

    “Appearance” -> “Editor”. Nhấp vào file có header.php để thêm code theo dõi

    Khi mở file header.php, hãy thêm tracking code đầu tiên vào phần tiêu đề, cụ thể là ngay sát trên đầu của <head>.

    Tương tự, thêm tracking code thứ hai vào phần tiêu đề, cụ thể là ở trên cùng của <body>.

    Google-Tag-Manager-la-gi

    Thêm tags theo dõi vào Google Tag Manager

    Bước 1: Sau khi đã thêm mã code, bạn quay lại trang Google Tag Manager tại phần “Thẻ mới” chọn “Thêm thẻ mới”

    Google-Tag-Manager-la-gi

    Bước 2: Chọn “Cấu hình thẻ” > “Chọn loại thẻ”.

    Google-Tag-Manager-la-gi

    Bước 3: Sau khi cấu hình xong, chọn “Lưu” để lưu lại cấu hình.

    Google-Tag-Manager-la-gi

    Bước 4: Chọn “Gửi” Sau đó chọn “Xuất Bản”, tiếp theo chọn “Tiếp tục” để hoàn thành cài đặt.

    Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ nắm được kiến thức cơ bản về Google Tag Manager cũng như cách thiết lập Google Tag Manager cho website. Đồng thời hiểu được những ứng dụng tuyệt vời của công cụ này trong hoạt động kinh doanh.

    FAQs về Google Tag Manager

    Sử dụng Google Tag Manager có mất phí không?

    Đậy là một ứng dụng của Google nên nó hoàn toàn miễn phí. Chỉ cần có được những kiến thức cơ bản, bạn có thể thêm Google Tag Manager vào trang web của mình dễ dàng.

    Một website gắn được bao nhiêu mã Google Tag Manager?

    Một website có thể gắn nhiều mã Google Tag Manager khác nhau, tuy nhiên trong trường hợp thông thường, bạn chỉ cần 1 mã là đủ.

    Thẻ (Tag) là gì?

    Thẻ là đoạn mã JavaScript sẽ gửi thông tin đến bên thứ ba, chẳng hạn như Google. Nếu bạn không sử dụng giải pháp quản lý thẻ, chẳng hạn như Google Tag Manager, bạn cần phải thêm các đoạn mã JavaScript này trực tiếp vào mã nguồn của trang web.

    Google Analytics là gì?

    Google Analytics là công cụ phân tích website được cung cấp miễn phí bởi Google giúp các quản trị web có cái nhìn sâu sắc về hiệu suất trang web của mình qua các chức năng thống kê mà nó cung cấp.
    Đây là công cụ rất cần thiết để quản trị Website bởi ngoài thống kê lượt truy cập, khách truy cập, họ dùng trình duyệt gì, truy cập từ thiết bị desktop, di động hay tablet, truy cập vào Website của bạn từ nguồn search, mạng xã hội, hay từ các website khác, và nhiều tính năng bổ ích khác

    Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.

    SVN HOSTING COMPARISON

    • Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Email: svnhostingcomparison@gmail.com
    • Hotline: 0973.666.777
    • Website: http://svnhostingcomparison.com