Xuất phát từ ngành sinh học, khái niệm Taxonomy được hiểu đơn giản là một hình thức phân loại. Do vậy, người ta cũng dùng thuật ngữ này để phân nhóm nội dung trên trang web. Bạn đã biết gì về Taxonomy? Nếu chưa, bạn hãy cùng SVN Hosting tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Taxonomy là gì?
Định nghĩa Toxonomy
Trong WordPress, Taxonomy là một khái niệm dùng để chỉ tính năng phân loại nhóm nội dung lại với nhau. Theo đó, những nội dung có cùng đặc điểm sẽ được nhóm cùng với nhau thông qua tính năng này.
Tóm lại, Taxonomy được ứng dụng trong việc sàng lọc, phân loại nội dung hoặc sản phẩm.
Phân loại các Taxonomy trong WordPress
Có 4 loại Taxonomy được mặc định trong WordPress gồm: Category (Chuyên mục), Tag (Nhãn), Link Category (Danh mục liên kết), Post Formats (phân loại theo định dạng bài viết).
Category
Category hỗ trợ nhóm các bài viết theo thể loại dưới dạng cây. Sử dụng Category nhằm tạo ra tính thân thiện cho người đọc và cũng để tăng sự tương tác giữa đọc giả với website của mình nhanh chóng.
Để phân loại bài viết theo Category, bạn hãy làm theo cách sau:
Vào Posts chọn Add New. Bạn có thể chèn thêm Category vào ngay trong giao diện viết bài mới của mình một cách trực tiếp.
Cách khác là bạn có thể đăng nhập vào Dashboard, sau đó đến mục Posts và chọn Categories. Kế tiếp bạn đặt tên Categories, cách này cho phép bạn chèn slug hoặc tạo categories con.
Tag
Tag là nhóm chủ đề nhỏ hơn Category có nhiệm vụ phân tích, mô tả chi tiết các bài viết và nhóm chúng lại theo đặc điểm chung. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng tag để ghim và đặt dấu hiệu ở các bài viết khác nhau.
Để tạo tag, bạn vào thư mục Posts sau đó nhấn chọn Tags
Hoặc bạn có thể tạo tag ngay bên trong trang bài viết, tại đây cho phép bạn tạo slug và mô tả cho tag.
Link Category
Link Category giúp bạn phân loại các link. Đồng thời cho phép bạn liên kết các chuyên mục trong website ,chỉ dẫn đến các trang, bài viết nội bộ của website.
Post format
Post format giúp bạn phân loại content dựa theo định dạng của nó như hình ảnh, video, audio,.. Bạn cũng có thể thấy chúng trong panel bên cạnh trình biên tập bài viết.
Trong số 4 loại trên, Category và Tag là hai Taxonomy phổ biến nhất trong WordPress.
Những Taxonomy nằm ngoài 4 loại đó sẽ được gọi là Custom Taxonomies.
Custom Taxonomies là gì?
Như đã chia sẻ, WordPress Taxonomy chứa những mục mặc định và linh hoạt tùy vào mục đích sử dụng của website. Nếu có Taxonomy bất kỳ nằm ngoài 4 loại kể bên trên sẽ được gọi là Custom Taxonomies.
Custom Taxonomies có thể hiểu là cách dùng những Taxonomies có sẵn mà WordPress cung cấp để tạo ra Taxonomy mới. Mục đích của chúng nhằm giúp bạn phân loại các sản phẩm và bài viết hiệu quả hơn. Việc thêm Custom Taxonomies được thực hiện hoàn toàn bằng phương pháp thủ công.
Hướng dẫn tạo custom Taxonomies trong WordPress
Có hai cách để bạn tạo Custom Taxonomies trong WordPress đó là sử dụng Plugin hoặc dùng code.
Cách 1: Sử dụng Plugin
Đây là cách đơn giản nhất để tạo Custom Taxonomies vì nó không đòi hỏi bạn phải có nhiều kỹ thuật lập trình.
Những Plugin bạn nên dùng là Custom Post Types UI và Pods.
- Custom Post Types UI: Plugin này hỗ trợ bạn tạo ra danh sách của các bài viết cùng một loại, đồng thời có thể được gắn vào Category phù hợp. Điều này cho phép bạn chỉnh sửa loại Category đang được gắn và sắp xếp chúng tùy ý.
- Pods: Bạn có thể tạo dựng nội dung bất kỳ, từ đơn giản đến phức tạp bằng Plugin này. Bạn hoàn toàn có thể điều chỉnh cách thức hoạt động nội dung theo ý bạn muốn, những nội dung được tạo ra bằng Pods sẽ có giao diện dễ sử dụng và khá mạnh mẽ.
Và giờ, chúng ta bắt đầu tạo Custom Taxonomies bằng Plugin Custom Post Types UI qua 6 bước gồm:
Bước 1: Cài đặt và kích hoạt Plugin Custom Post Types UI
Link tải tại đây.
Bước 2: Sau khi đã kích hoạt plugin, bạn chuyển tới mục “CPT UI” > “Add/Edit Taxonomies”
Bước 3: Chọn “Add/Edit Taxonomies”
Bước 4: Kết thúc quá trình đăng ký Taxonomy name.
Bước 5: Bạn hãy chọn post type để áp dụng cho Taxonomy mới.
Bước 6: Nhấn vào “Add Taxonomy” bên dưới.
Nếu chuyển tới mục “Posts” -> “Add New“, bạn sẽ thấy Taxonomy mới hiện lên trên thanh chức năng bên phải. Tại đây, bạn sẽ thấy có một Taxonomy có tên “Floor Exercise”.
Trong trường hợp bạn muốn tạo Taxonomy có cấu trúc dạng cây như category, bạn hãy kéo xuống chút để tìm “Hierarchical”. Và chọn chỉnh về “True” là xong.
Sau khi thực hiện như hướng dẫn, kết quả bạn được sẽ như sau:
Cách 2: Sử dụng code trong file functions.php
Cách này thích hợp cho những bạn có kiến thức về code. Bạn chỉ cần thêm vài dòng code trong file functions.php nằm ở thư mục gốc của theme.
Để tạo custom Taxonomy, bạn hãy làm theo hướng dẫn sau:
Việc đầu tiên cần làm là bạn sẽ phải thêm code để tạo Hierarchical Taxonomy (category)
Lưu ý: hierarchical tham số có thể nhận 2 giá trị, nếu true thì chức năng tương tư chuyên mục, còn false thì chức năng tương tự thẻ
Kế tiếp, bạn sẽ thêm code trong phần Non-hierarchical Taxonomy (tag)
Cuối cùng, để xem Taxonomy trong visual editor, bạn hãy mở file single.php từ Editor sau đó dán đoạn code này vào là được:
the_terms( $post-ID, ‘topics’, ‘Topics: ‘, ‘, ‘, ‘ ‘ );
Do cách này đòi hỏi bạn phải có kiến thức lập trình, nên để đơn giản, SVN Hosting khuyến khích bạn nên dùng cách thêm plugins.
Bài viết trên đã cung cấp cho bạn một số kiến thức cơ bản về Taxonomy cũng như cách để bạn tạo một Taxonomy cho riêng mình. Hy vọng với những gì SVN Hosting vừa chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc xây dựng và quản trị website hiệu quả.
FAQs về Taxonomy
Khi nào cần tạo Custom Taxonomies?
Về cơ bản, những Taxonomy mặc định đã hỗ trợ gần như đầy đủ các tính năng để bạn xây dựng và quản trị web. Tuy nhiên, do có những nhu cầu khác nhau khi phân loại sản phẩm, nội dung mà các Taxonomy mặc định không thể đáp ứng được nên bạn phải cần tới Custom Taxonomies.
Ví dụ khi xây dựng website bán quần áo, bạn có thể tự thêm một số mục theo cách thủ công như” đồ ngủ”, “đồ thể thao”, “đồ dự tiệc”…. kế bên các categories lớn như “danh mục sản phẩm”.
Tạo Custom Taxonomies dễ không?
Như bài viết đã chia sẻ, việc tạo Custom Taxonomies khá đơn giản. Nếu bạn giỏi sử dụng code thì chỉ cần vài dòng lệnh là xong. Còn không, bạn có thể sử dụng Plugin để tạo rất dễ dàng.
Ngoài những Plugin được kể trong bài viết, còn plugin nào để tạo Custom Taxonomies không?
Ngoài Custom Post Types UI và Pods, những Plugins để tạo Custom Taxonomies có thể kể đến như:
Advanced CSV Importer: là một Plugin cho phép nhập dữ liệu khá nhanh. Bằng cách nhập dữ liệu posts, trang, custom post types.Ngoài ra plugin này còn hỗ trợ lịch đăng bài.
Widget Importer & Exporter: là một plugin hỗ trợ sao lưu widget bằng cách xuất file .wie đồng thời lưu toàn bộ thông tin widget đã thêm vào website.
CSV Importer: hỗ trợ dữ liệu posts từ file CSV vào wordpress, đồng thời backup dữ liệu custom fields, custom taxonomies, comments.
WooCommerce CSV Importer: là plugin giúp bạn nhập dữ liệu để tạo trang bán hàng bằng WooCommerce và các custom fields, thuộc tính (attributes).
Import Users from CSV: giúp bạn nhập tài khoản users dễ dàng vào WordPress với các trường tự chọn thêm vào một cách linh hoạt.
Post Type và Taxonomy có khác nhau không?
Khác nhau, thực tế có nhiều người nhầm lẫn giữa Pots Type và Taxonomy. Pots Type là thuật ngữ để chỉ những nội dung khác nhau trong một trang web WordPress, còn Taxonomy được sử dụng như một cách để nhóm các Posts và Post Types lại với nhau.
Một Post Type có thể chứa nhiều Taxonomy, ngược lại một Taxonomy cũng có thể chứa nhiều post type.
Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.
SVN HOSTING COMPARISON
- Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Email: svnhostingcomparison@gmail.com
- Hotline: 0973.666.777
- Website: http://svnhostingcomparison.com