Một trong số những tính năng thú vị mà WordPress mang đến cho người dùng là khả năng thiết lập và quản lý nhiều website trên một mã nguồn duy nhất, được gọi là WordPress multisite. Cụ thể WordPress Multisite là gì? Cách cài đặt WordPress Multisite như thế nào? Hãy cùng SVN Hosting tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu về WordPress Multisite
WordPress Multisite là gì?
WordPress Multiste là một loại cài đặt của WordPress cho phép bạn tạo và quản lý nhiều trang web từ một WordPress dashboard duy nhất. Trước đây nó có một tên khác là WordPress Multi User (WPMU), nhưng hiện nay để chính xác nhất, chúng ta nên gọi là WordPress Multiste.
Từ phiên bản 3.0 trở đi, WordPress đã hỗ trợ multisite cho phép tạo ra mạng lưới các website trên một mã nguồn, chỉ cần cài đặt WordPress trên một site chính, bạn muốn tạo bao nhiêu trang con cũng được. Tùy vào dung lượng cũng như khả năng chịu tải trên server của bạn. Đồng thời bạn cũng có thể thực hiện các thay đổi và cập nhật tất cả các trang web từ một nơi một cách dễ dàng.
Những đối tượng phù hợp để sử dụng WordPress Multsite
- Website về tạp chí ở những khu vực khác nhau và được quản lý bới những team khác nhau.
- Những website về kinh doanh với mong muốn tạo ra website phụ cho các địa điểm và chi nhánh khác nhau.
- Website chính phủ hoặc tổ chức phi lợi nhuận sử dụng multiste cho những đối tác, địa điểm, khu vực khác nhau.
- Trường học hoặc các lớp học cho phép học viên tạo blog cá nhân trên server của trường/lớp.
Multisite Network là gì?
Bạn có thể tạo một mạng multisite mà chỉ bạn mới có quyền truy cập. Đồng thời có thể thêm những người dùng khác có thể tạo trang web của riêng họ bên trong mạng của bạn được gọi là Multisite Network. Tại đây bạn có quyền hạn chế họ truy cập các tính năng mạnh mẽ hơn của WordPress.
Tất cả người dùng của multisite network đều chia sẻ các plugin và theme giống nhau. Tuy nhiên các trang web được tạo trên multisite network có phương tiện để tải thư mục riêng biệt trong cài đặt WordPress. Có nghĩa là mỗi trang web đều có thư mục hình ảnh riêng biệt và các file được tải lên khác. Do đó, bạn không thể truy cập hình ảnh của một trang web từ một trang web khác trong mạng.
Ví dụ: Đại học Harvard có một WordPress multisite network gọi là Harvard Blogs. Bất kỳ ai có địa chỉ email harvard.edu tạo blog của riêng họ. Blogger có thể xuất bản các bài đăng blog trên trang web của riêng họ. Nhưng chỉ chủ sở hữu của multisite, “super admin”, mới có thể cài đặt các plugin hoặc thực hiện các thay đổi trên toàn trang web.
Ưu điểm và nhược điểm của WordPress Multisite
Ưu điểm
- Có thể tạo ra bao nhiêu website con tùy thích và dễ dàng quản lý trên cùng một máy chủ
- Hỗ trợ tạo nhiều tên miền riêng cho các website con
- Giúp WordPress Multisite Network của bạn cho những người dùng khác để tạo tài khoản và nhận blog WordPress của riêng họ. Tuy nhiên họ sẽ không thể thay đổi các plugin/theme
- Thường xuyên kiểm soát được các bản cập nhật của mã nguồn và của các plugin/theme vì tất cả các website con trong mạng lưới đều dùng chung một mã nguồn và cùng một phiên bản theme và plugin.
- Do dùng chung mã nguồn nên sẽ tiết kiệm khá nhiều tài nguyên
Nhược điểm
Mặc dù tính năng này khá tiện lợi cho nhà quản trị web, tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm cũng còn một vài nhược điểm nhất định như:
- Do các trang web đều nằm chung một server nên sẽ khó phân biệt được địa chỉ IP của trang.
- Các website con sử dụng chung database. Nếu một website nào đó bị lỗi có thể sẽ ảnh hưởng đến các website khác cùng chung mạng lưới.
- Việc di chuyển các website con đến máy chủ khác rất phức tạp.
Hướng dẫn cách cài đặt WordPress Multsite
Cài đặt Multisite Network
Để kích hoạt Multisite Network, bạn chỉnh sửa tập tin wp-config.php (nằm trong thư mục gốc của site) bằng cách chèn đoạn sau vào bên dưới hàm
<?php. define( ‘WP_ALLOW_MULTISITE’, true ); |
Sau đó, restart PHP-FPM để xóa Opcache: # service php-fpm restart
Truy cập trang quản trị /wp-admin/ mục Tools – Network Setup để bắt đầu cài đặt:
Trong đó, các tùy chọn về đường dẫn của hệ thống sites trong Network:
Subdomain: Các subsite có địa chỉ dạng subdomain của site chính, ví dụ xxx.tinohost.com Đây là kiểu thiết lập thường thấy và là mục đích chính khi sử dụng Multisite của đa số người dùng. Bạn cần thiết lập Subdomain Record trỏ về IP VPS trong quản lý DNS. Wildcard record * có thể thay cho toàn bộ các subdomain.
Subdirectory: Các subsite có địa chỉ dạng thư mục con của site chính. Nếu bạn thực sự cần thiết lập dạng này, hãy cài đặt trên 1 hệ thống WP mới để tránh xung đột với các URL có sẵn.
Sau khi đã chọn xong, thông báo “Create a Network of WordPress Sites” sẽ hiện ra. Đối với hệ thống sử dụng Nginx webserver các bạn chỉ cần thực hiện từng bước một theo yêu cầu.
Cụ thể, chỉnh sửa wp-config.php bằng cách thêm đoạn yêu cầu vào phía trên dòng /* That’s all, stop editing! Happy blogging. */ rồi lưu lại.
define(‘MULTISITE’, true);
define(‘SUBDOMAIN_INSTALL’, true);
define(‘DOMAIN_CURRENT_SITE’, ‘hocvps.com’);
define(‘PATH_CURRENT_SITE’, ‘/’);
define(‘SITE_ID_CURRENT_SITE’, 1);
define(‘BLOG_ID_CURRENT_SITE’, 1);
Lưu ý: Nếu thông báo Warning! Wildcard DNS may not be configured correctly thì các bạn kiểm tra lại Wildcard Record * đã được trỏ đúng đến IP VPS chưa.
Thiết lập thành công, truy cập lại hệ thống qua /wp-admin/.
Tạo subsite trong hệ thống Multisite
Để tạo subsite trong hệ thống WP Multisite, các bạn truy cập trang quản lý /wp-admin/ phần My Sites > Network Admin > Sites > Add new đồng thời điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu
Đến đây đã hoàn thành việc cài đặt WordPress Multisite.
Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về WordPress Multisite. Ngoài ra, WordPress còn rất nhiều tính năng thú vị mà SVN sẽ để dành cho các bài viết sau. Chúc bạn tận dụng tối đa những gì mà WordPress Multisite mang đến cho trang web của mình nhé.
FAQs về WordPress Multisite
Có phải lúc nào cũng nên sử dụng WordPress Multisite không?
Vì WordPress Multisite cũng có những hạn chế nhất định đó chính là sự riêng rẽ và tách biệt. Vì vậy một lời khuyên là bạn không nên sử dụng WordPress Multisite khi:
Chạy nhiều site trên nhiều Hosting/VPS khác nhau.
Bạn cần database riêng (lý do bảo mật…). Tất cả các site trong Network Multisite sẽ chung 1 database, chỉ khác biệt các table trong đó.
Bạn có ý định sau này chuyển riêng vài subsite sang 1 hosting/VPS khác
Những trường hợp nào nên dùng WordPress Multisite
Với những trường hợp dưới đây, bạn sẽ cần dùng WordPress Multisite:
Bạn có một network các website cá nhân không cần dùng hosting riêng biệt
Bạn cần quản lý website của khách hàng
Bạn tạo một website phức tạp cần nhiều subfolder hoặc nhiều subdomain
Subdomain là gì?
Subdomain hay còn gọi là tên miền phụ (domain phụ), đây là một phần được tách ra từ Domain. Subdomain hoạt động riêng biệt như một trang web bình thường và có cùng tên miền chính. Và nó tách biệt hoàn toàn như 1 website khác (nên về mặt SEO, nó không hưởng bất kỳ backlinks nào từ domain chính)
Để dễ hiểu, ta ví dụ một website có tên miền chính (Domain) là: abc.com. Khi đó, bạn muốn tạo một trang web mới để review các sản phẩm của công ty, bạn có thể đăng ký một subdomain dưới dạng: review.abc.com. Chúng không phải module, nếu là module sẽ có tên miền truy cập là: abc.com/review.
Nên chọn tên miền phụ hay thư mục con cho website?
Nếu bạn muốn xây dựng một trang con cho website của bạn, nội dung vẫn tương tự như website chính, nên sử dụng đường dẫn dạng thư mục con. Còn nếu bạn muốn xây dựng một thực thể website riêng, có định hướng nội dung khác biệt thì vẫn có thể sử dụng tên miền phụ
Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.
SVN HOSTING COMPARISON
- Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Email: svnhostingcomparison@gmail.com
- Hotline: 0973.666.777
- Website: http://svnhostingcomparison.com