Payoneer và PayPal được xem là hai ví điện tử thanh toán quốc tế phổ biến trên toàn cầu.
Cùng là dịch vụ thanh toán phạm vi thế giới nhưng Payoneer và PayPal tồn tại khá nhiều điểm khác biệt, đặc biệt ở tỷ giá rút tiền. Để người dùng hiểu rõ hơn về hai loại ví điện tử này, SVN Hosting đã đặt bàn cân so sánh Payoneer và PayPal một cách chi tiết để bạn có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất cho mình.
Giới thiệu về Payoneer
Payoneer là gì?
Payoneer được biết là công ty cung cấp giải pháp thanh toán dành cho các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu dịch vụ thanh toán quốc tế trên nền tảng Internet. Năm 2005, công ty Payoneer được thành lập và có trụ sở tại thành phố New York với các văn phòng R & D ở Tel Aviv, Israel. Tính đến nay, Payoneer có đến 21 văn phòng trên toàn cầu, hỗ trợ hơn 200 quốc gia với 150 loại nội tệ
Đến với Payoneer, bạn sẽ sở hữu một ví điện tử quốc tế hiện đại, chỉ cần thao tác nạp tiền vào tài khoản đó là có thể thanh toán mua sắm dễ dàng tại các trang thương mại điện tử nước ngoài được liên kết với ví điện tử Payoneer.
Những tính năng nổi bật của Payoneer
- Thanh toán mua sắm quốc tế
- Nhận thanh toán vào các tài khoản quốc tế
- Mở rộng thị trường buôn bán quốc tế. Người dùng có thể mua và thanh toán nhanh gọn, dễ dàng với các khách hàng ở nước ngoài.
- Thanh toán thuế VAT và các nhà cung cấp dịch vụ Hosting, Domain
- Rút tiền về tài khoản ngân hàng nội địa
- Kết nối hệ sinh thái đối tác
- Tiếp cận vốn lưu động.
- Hỗ trợ ứng dụng trên điện thoại với nền tảng Android và iOS.
Giới thiệu về PayPal
PayPal là gì?
PayPal là công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. Tại đây, công ty sẽ cung cấp đến người dùng những dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng Internet. Có thể thấy rằng, dịch vụ thanh toán và chuyển khoản điện tử hiện đại với những tính năng tiện ích dần thay thế các phương thức truyền thống trước đây. PayPal là công ty tiên phong về hệ thống ngân hàng trực tuyến vào cuối những năm 90. Hiện nay, công ty hỗ trợ lên đến 200 quốc gia với 25 loại tiền tệ.
Vào tháng 12 năm 1998, PayPal được ra đời bởi Max Levchin, Peter Thiel, Luke Nosek và Ken Howery với tên gọi là Confinity – Công ty phát triển phần mềm bảo mật thiết bị cầm tay. Đến năm 2002, công ty mẹ eBay mua lại và đổi tên thành PayPal với trụ sở chính đặt tại tòa nhà North First Street, thung lũng Silicon, San Jose, California.
Đến với PayPal, người dùng có thể nhận chi trả từ tài khoản nước ngoài về ngân hàng nội địa một cách dễ dàng. Hay việc thanh toán khi bạn mua sắm trực tuyến không còn là vấn đề khi có PayPal. Để đồng hành cùng PayPal, bạn chỉ cần có tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.
Những tính năng nổi bật của PayPal
- Thanh toán mua sắm trên các trang thương mại điện tử nước ngoài (Amazon, ebay,…)
- Nhận và chuyển tiền quốc tế nhanh chóng và dễ dàng
- Mua bán sản phẩm (đối với những doanh nghiệp)
- Nhận thanh toán giúp.
- PayPal hỗ trợ trên ứng dụng thiết bị thông minh ở cả nền tảng Android và iOS.
- Hỗ trợ bảo mật 2 lớp khi thực hiện giao dịch.
So sánh Payoneer và PayPal cái nào tốt hơn?
Giống nhau
Về tính bảo mật
Bàn về độ bảo mật, có thể nói Payoneer và PayPal đều đảm bảo mức an toàn tuyệt đối khi cả hai công ty đều sử dụng hệ thống công nghệ bảo mật tiên tiến, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế. Do đó toàn bộ thông tin cá nhân được bảo vệ chắc chắn và được đề cập rõ ràng trong các điều khoản sử dụng.
Hơn nữa, trong các giao dịch, cả Payoneer và PayPal đều yêu cầu khách hàng phải xác nhận mã OTP mới được thực hiện giao dịch. Điều này nhằm bảo mật tài khoản cũng như mật khẩu thiết lập mạnh. Chính vì thế, xét về chức năng bảo mật thì cả hai ví điện tử đều thực hiện rất tốt, tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Hai công ty này luôn căn cứ vào mức độ mã hóa cao để đảm bảo an toàn cho website của họ. Và tài sản của khách hàng sẽ được lưu trữ và bảo vệ ở một tài khoản riêng biệt, minh bạch.
Về chức năng cơ bản
Về cơ bản, chức năng tiêu biểu của Payoneer và PayPal khá tương đồng nhau. Cả hai ví điện tử tập trung thực hiện các nhiệm vụ chính như sau:
- Nhận thanh toán
- Quản lý tiền
- Thanh toán
Có thể thấy rằng, tài khoản ở hai ví điện tử nào cũng hỗ trợ cá nhân cùng bên đối tác bán sản phẩm đăng ký tài khoản.
Khác nhau
Về hình thức giao dịch
- Loại chuyển: Payoneer sẽ hỗ trợ khách hàng qua điện thoại trực tuyến, còn với PayPal chỉ hỗ trợ duy nhất trực tuyến.
- Phiếu mua hàng: Bên Payoneer có phiếu giảm giá 50$ miễn phí cho khách hàng còn PayPal thì không hỗ trợ ưu đãi này
- Chi phí: Đối với Payoneer, khi nhận tiền EUR, GBP, JPY, CNY hoàn toàn miễn phí, riêng USD tính phí 1%, còn phí rút tiền lên đến 2%. Đối với PayPal, cho phí khoảng 0.005% + 4-5% trên tỷ giá hối đoái thị trường.
- Tốc độ: Payoneer thường giao động từ 0-3 ngày. Còn PayPal tầm 1-2 ngày, nhanh chóng và đơn giản hơn Payoneer rất nhiều.
- Số tiền tối thiểu chuyển khoản: Payoneer sẽ tùy vào từng tài khoản của khách hàng, còn PayPal là 0$
- Thẻ ghi nợ du lịch: Payoneer hỗ trợ thẻ ghi nợ cho khách hàng. PayPal không hỗ trợ
- Tài khoản ngân hàng toàn cầu: Payoneer có hỗ trợ tài khoản ngân hàng địa phương. PayPal hỗ trợ ngân hàng toàn cầu.
Về tỷ giá quy đổi
- Với Payoneer, tỷ giá hối đoái phụ thuộc vào tỷ giá hiện hành giữa thị trường. Còn với PayPal, các tỷ lệ giao dịch nước ngoài khác nhau phụ thuộc vào từng quốc gia người dùng đăng ký.
- Payoneer có công ty thông báo đến khách hàng về tỷ giá hối đoái trước thời hạn. Còn PayPal, khi bạn là khách hàng Hoa Kỳ, bán hàng quốc tế tính phí giao dịch là 4.4% + khoản phí bổ sung dựa vào đơn vị tiền tệ nhận được.
- Tỷ giá hối đoái áp dụng khi sử dụng Payoneer MasterCard trả trước bằng đơn vị tiền tệ không liệt kê. Với PayPal không liệt kê tỷ giá FX để gửi tiền từ tài khoản của bạn cho người khác. Cả hai công ty đều có tỷ giá hối đoái và phí ngoại hối khác nhau, phụ thuộc vào giao dịch người dùng thực hiện.
Chi phí giao dịch
- Payoneer không phải trả phí cho giao dịch gửi tiền ra nước ngoài. Với PayPal sẽ phụ thuộc vào từng nước và khu vực giao dịch để tính phí.
- Payoneer khi rút tiền về tài khoản ngân hàng, bạn mất một khoản phí được áp dụng Với PayPal, phí chuyển đổi tiền tệ từ 2%-2.75% được áp dụng.
- Các thanh toán nhận từ khách hàng Payoneer khác sử dụng dịch vụ thanh toán của công ty được miễn phí. Còn với PayPal, thanh toán chuyển khoản bằng thẻ tín dụng phí sẽ cao hơn thanh toán qua tài khoản ngân hàng.
- Các khoản thanh toán nhận từ dịch vụ thanh toán toàn cầu, Payoneer yêu cầu bạn trả 1% số tiền đã chuyển. Còn với PayPal, chuyển khoản từ Hoa Kỳ thực hiện bằng tài khoản ngân hàng hoặc số dư PayPal phí từ 0%-2%
- Khi sử dụng dịch vụ thanh toán với tư cách là người bán trực tuyến, nhận thanh toán qua thẻ tín dụng, Payoneer sẽ có khoản phí 3% được áp dụng. Với PayPal, chuyển đổi tiền tệ sẽ phải trả phí.
Dịch vụ thẻ
- Đối với Payoneer: Thẻ có giới hạn rút tiền, khi bạn rút tiền mặt tại ATM sẽ phải trả phí. Payoneer MasterCard không có phí hàng năm.
- Đối với PayPal: Thẻ ghi nợ PayPal có thể nhận tiền gửi, chuyển tiền từ tài khoản PayPal sang thẻ PayPal. Việc nạp lại thẻ PayPal có thể thực hiện trực tuyến hoặc trực tiếp. Bên cạnh đó, khi bạn mua sắm tại những người bán tham gia, bạn sẽ được áp dụng phần thưởng hoàn tiền.
Dịch vụ chăm sóc khách hàng
- Đối với Payoneer: hình thức online bởi một Group Facebook hỗ trợ Việt Nam, điện thoại sẽ được nhân viên người Việt hỗ trợ. Thời gian Chat Support Online khá nhanh chóng.
- Đối với Papal chỉ hỗ trợ duy nhất trực tuyến nhưng rất nhanh chóng và chỉn chu.
Trên đây là tất cả những thông tin về hai ví điện tử Payoneer và PayPal. Khi đặt lên bàn cân so sánh, chúng ta có thể thấy được cùng là dịch vụ thanh toán nhưng Payoneer và PayPal tồn tại khá nhiều điểm khác biệt nhau. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn sẽ lựa chọn được hình thức thanh toán phù hợp với nhu cầu nhé!
FAQs về Payoneer và PayPal
Nên sử dụng Payoneer hay PayPal?
Cả hai ví điện tử Payoneer và PayPal đều là hai ứng dụng uy tín, an toàn cho phép người dùng mua sắm và thanh toán quốc tế. Nhìn chung, PayPal là ứng dụng dễ sử dụng, khá phổ biến và tiện lợi được đông đảo người dùng đánh giá. Nếu bạn có nhiều nhu cầu giao dịch khác nhau thì hãy lựa chọn PayPal. Tuy nhiên chi phí giao dịch của Payoneer thấp hơn so với PayPal.Tóm lại, cả Payoneer và PayPal đều sở hữu những ưu và nhược điểm riêng biệt. Bạn hãy cân nhắc theo nhu cầu của mình để có thể lựa chọn dịch vụ phù hợp nhất.
Mức độ phổ biến của Payoneer và PayPal trong giao dịch như thế nào?
PayPal ra đời khá sớm, hiện nay có thể thấy được phương thức thanh toán trực tuyến này chiếm đến 35% số lượng người sử dụng trên thế giới. Dù ra đời sau,
Payoneer đã không ngừng nâng cao, phát triển để nắm hơn 10% thị phần giao dịch online. Có thể thấy, trong tương lai Payoneer có tiềm năng vượt bật, thay thế PayPal.
Sau khi đăng ký Payoneer hoặc PayPal, bao lâu mới nhận được thẻ?
Thời gian khoảng 2-4 tuần, có thể nhanh hoặc chậm hơn tùy lúc.
Có thể làm tối đa bao nhiêu thẻ Payoneer?
Mỗi người chỉ được làm tối đa một thẻ Payoneer, nếu bạn vi phạm sẽ bị hệ thống xóa sạch tài khoản.
Không Verify Visa có sử dụng PayPal được không?
Bạn không cần xác nhận vẫn có thể sử dụng các tính năng nhận và chuyển tiền cơ bản của PayPal. Người dùng dễ dàng rút về bất cứ ngân hàng nào, tiếp đó rút tiền mặt tại ATM hoặc quầy giao dịch của ngân hàng đó.
Tuy nhiên, nếu bạn không Verify thẻ Visa/MasterCard, trong một thời gian ngắn tài khoản PayPal sẽ bị khóa mà không cần báo trước hoặc bị hạn chế số tiền gửi và nhận
Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.
SVN HOSTING COMPARISON
- Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
- Email: svnhostingcomparison@gmail.com
- Hotline: 0973.666.777
- Website: http://svnhostingcomparison.com