Tác giả: Hoàng Chương

  • Wlan là gì? Mạng Wlan gồm có những thiết bị hạ tầng nào?

    Wlan là gì? Mạng Wlan gồm có những thiết bị hạ tầng nào?

    Tính đến thời điểm hiện tại, hầu hết các dòng máy tính để bàn cũng như laptop đều hỗ trợ hệ thống Wlan – hệ thống mạng không dây. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc cụm từ Wlan là gì? Hãy cùng SVN Hosting tìm hiểu chi tiết về khái niệm này trong bài viết hôm nay nhé.

    Giới thiệu về Wlan

    Wlan là gì?

    Wlan được viết tắt từ cụm từ “Wireless Local Area Network”, được tạm dịch sang Tiếng Việt là mạng cục bộ không dây. Wlan được hiểu là phương thức phân phối mạng không dây cho phép hai hoặc nhiều thiết bị kết nối với nhau bằng các bước sóng radio tần số cao mà không cần dây cáp và thường bao gồm một điểm truy cập vào Internet.

    wlan-la-gi

    Có thể thấy rằng, Wlan cung cấp khả năng truyền dữ liệu mạng mà không cần dây cáp trong phạm vi nhỏ bằng tín hiệu radio hoặc hồng ngoại thay vì dây cáp mạng truyền thống. Mạng Wlan là một loại mạng cục bộ (LAN).

    Mạng Wlan cho phép người dùng truy cập trong khu vực phủ sóng, thường là văn phòng doanh nghiệp, trường học, địa điểm vui chơi giải trí hay hộ gia đình. Nhờ sự tiện lợi của mình, mạng Wlan đã dần thay thế việc sử dụng dây cáp để kết nối.

    Mạng Wlan được ra đời như thế nào?

    Năm 1971, Norman Abramson – giáo sư tại Đại học Hawaii, người đã phát minh mạng máy tính không dây đầu tiên trên thế giới. Sau đó không bao lâu, một chiếc máy tính tích hợp giao thức mạng kết nối không dây xuất hiện lần đầu tiên. Mạng Wlan là giải pháp đầu tiên, tuy nhiên thời điểm đó loại mạng này có giá thành vô cùng cao.

    Đến cuối những năm 1990, hầu hết các loại mạng Wlan đã được thay thế bằng các tiêu chuẩn IEEE 802.11 trong các phiên bản khác nhau. Từ đó, giá thành của mạng Wlan cũng bắt đầu giảm đáng kể.

    IEEE được viết tắt từ cụm từ “Institute of Electrical and Electronics Engineers”, tạm dịch là tổ chức khoa học hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học kỹ thuật.

    Tổ chức này được thành lập với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ trong các lĩnh vực: điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin

    Năm 1992, chứng kiện sự ra đời của các mạng không dây hoạt động bằng tần số 2.4GHz. Mặc dù, tốc độ truyền dữ liệu đã nhanh hơn nhưng chúng vẫn là những giải pháp riêng của mỗi nhà sản xuất và không được công bố rộng rãi.

    wlan-la-gi

    Năm 1997, IEEE chính thức công nhận sự ra đời của chuẩn 802.11 cho các mạng không dây. Tại thời điểm đó, Chuẩn 802.11 hỗ trợ ba phương pháp truyền tín hiệu, một trong số đó là phương pháp truyền tín hiệu bằng tần số radio 2.4GHz.

    Năm 1999, IEEE bổ sung thêm các chuẩn 802.11b vào chuẩn 802.11. Và các thiết bị mạng không dây áp dụng chuẩn 802.11b đã trở thành công nghệ không dây vượt trội. Các thiết bị truyền dữ liệu trên tần số 2.4GHz, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu 11Mbps.

    Năm 2003, IEEE đã có một sự cải tiến mới là chuẩn 802.11g có thể nhận thông tin trên cả hay dải tần số bao gồm: tần số 2.4GHz, tần số 5GHz

    Điều này đã nâng tốc độ truyền dữ liệu nên đến 54Mbps. Đây là chuẩn được sử dụng rộng rãi vào thời điểm hiện tại

    Vào tháng 09/2009, sau 7 năm nghiên cứu IEEE đã nâng tốc độ truyền dữ liệu của chuẩn 802.11n từ 100 lên đến 600Mbps.

    Ưu và nhược điểm của mạng Wlan

    Ưu điểm

    • Hỗ trợ nhiều thiết bị khác nhau cùng một lúc
    • Việc thiết lập mạng Wlan dễ dàng hơn mạng phải dùng cáp. Từ đó, việc bảo trì cũng dễ dàng hơn
    • Số lượng người gia tăng trong phạm vi đề có thể dùng được
    • Truy cập mạng Wlan dễ dàng hơn so với mạng Lan (mạng cục bộ có dây)

    Nhược điểm

    • Phạm vi hoạt động khá nhỏ.
    • Tốc độ mạng Wlan vẫn chậm hơn các loại có dây truyền thống
    • Khi có nhiều người truy cập mạng Wlan dần yếu đi và không ổn định
    • Mạng Wlan dễ bị hack hơn so với các dòng mạng khác

    Các thiết bị sử dụng mạng Wlan

    Một mạng Wlan có thể kết nối lên đến hàng trăm thiết bị hoặc hơn. Tuy nhiên, mạng Wlan ngày càng khó quản lý khi số lượng thiết bị tăng lên đáng kể.

    Mạng Wlan có khả năng kết nối nhiều loại thiết bị khác nhau, bao gồm:

    • Điện thoại di động
    • Laptop và Ipad
    • Hệ thống âm thanh Internet
    • Máy chơi game
    • Bất kỳ thiết bị hoặc thiết bị gia đình có kết nối internet nào khác
    wlan-la-gi

    Mạng Wlan gồm có những thiết bị hạ tầng nào?

    Mạng Wlan được cấu tạo bởi nhiều thiết bị hạ tầng khác nhau, bao gồm hai thành tố chính là:

    • Các thiết bị máy khách
    • Điểm truy cập: hay còn gọi là access point, viết tắt là AP

    AP là nơi cung cấp điểm truy cập mạng cho các máy khách (client). AP là một thiết bị song công (Full duplex) có mức độ thông minh tương đương với một chuyển mạch Este Phức tạp (Switch).

    Các chế độ hoạt động của AP

    AP bao gồm 3 chế độ hoạt động chính như sau:

    • Chế độ gốc (Root mode): Root mode được kích hoạt khi AP được kết nối với mạng backbone có dây thông qua giao diện có dây. Đây là cấu hình tự động hóa của hệ thống.
    • Chế độ cầu nối (Bridge Mode): Khác với Root mode, trong Bridge mode, AP tương tự giống với một liên kết mạng không dây.
    • Chế độ lặp (Repeater mode): AP có khả năng kết nối mạng không dây với mạng có dây.

    Trong chế độ này có hai AP như sau:

    • Một AP hoạt động như là một Root AP
    • AP còn lại hoạt động như là một Repeater không dây

    AP trong Repeater mode đóng vai trò là một AP với các máy khách (client), và là một máy khách (client) đối với upstream AP.

    Các thiết bị máy khách trong Wlan

    Các thiết bị máy khách trong mạng Wlan là những thiết bị hỗ trợ các máy khách kết nối vào mạng Wlan. Bao gồm các thiết bị sau đây:

    • Card PCI Wireless: là thành tố không thể thiếu trong WLan. Được sử dụng để kết nối các máy khách vào hệ thống mạng không dây.
    • Card PCMCIA Wireless: trước đây được sử dụng trong các máy tính xách tay và các thiết bị hỗ trợ cá nhân số PDA.
    • Card USB Wireless: được ưa chuộng nhất hiện nay bởi tính năng di động và nhỏ gọn. Thiết bị cho phép người dùng thao tác tháo lắp nhanh chóng và hỗ trợ cắm cả khi máy tính đang hoạt động.

    Như vậy, bạn có thể thấy rằng mạng Wlan được các chuyên gia không ngừng cải tiến cũng như đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau trước khi trở thành một giao thức mạng không dây không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta ngày nay. Hy vọng bài viết này mang lại cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về mạng Wlan cũng như những vấn đề thiết thực gắn liền với loại mạng này.

    FAQS về Wlan

    Mạng Wlan liệu có bảo mật không?

    Mạng Wlan có khuyết điểm rất lớn về độ bảo mật. Do điều kiện truy cập đặc thù của loại mạng này, mà khả năng truy cập của thiết bị trong phạm vi phát sóng là vô cùng lớn.
    Đồng thời, tình trạng nhiễu sóng hoàn toàn có thể xảy ra. Muốn sử dụng mang Wlan an toàn, chúng ta cần phải bảo mật Wlan.

    Mạng Wlan sử dụng loại tần số nào?

    Như bài viết bên có đề cập, mạng Wlan sử dụng tần số 2.4GHz hoặc 5GHz. Hệ thống này được gọi là băng tần kép sử dụng cả hai tần số.
    – Băng tần 2,4GHz sẽ cung cấp tín hiệu cho bạn phạm vi dài hơn và tốt hơn khi không gian bị ngăn cách bằng những bức tường. Điều này phù hợp cho không gian kính như một văn phòng lớn.
    – Băng tần 5GHz không tốt bằng khi cần truyền tín hiệu xuyên qua các bức tường nhưng khi hoạt động, chúng sẽ cho tín hiệu tốt hơn.

    Có mấy loại chuẩn IEEE phổ biến đã từng được phê chuẩn?

    – IEEE 802.11h: Chuẩn này được sử dụng ỏ Châu Âu, sử dụng dải tần 5Ghz, cung cấp tính năng chống nhiễu vượt trội.
    – IEEE 802.11d: tính năng bổ sung
    – IEEE 802.11c: quy dịch các bắt cầu giữa các mạng Wifi
    – IEEE 802.11e: đưa các Quality Of Service vào mạng Wifi, từ đó sắp xếp thứ tự ưu tiên các trường thông tin. Đặc biệt quan trọng trong trường hợp băng thông bị quá tải.

    Các bước cơ bản để triển khai một mạng Wlan là gì?

    Dưới đây là 7 bước cơ bản để triển khai một mạng Wlan mà bạn có thể tham khảo
    – Các building block trong cấu trúc liên kết 802.11
    – Tốc độ dữ liệu cấu trúc liên kết không dây 802.11b
    – Cấu hình điểm truy cập
    – Các bước để triển khai mạng không dây
    – Các client không dây
    – Các sự cố mạng không dây thường gặp
    – Xử lý sự cố không dây

    Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.

    SVN HOSTING COMPARISON

    • Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Email: svnhostingcomparison@gmail.com
    • Hotline: 0973.666.777
    • Website: http://svnhostingcomparison.com

  • PageSpeed là gì? Cách tăng PageSpeed của trang với Cloud Hosting

    PageSpeed là gì? Cách tăng PageSpeed của trang với Cloud Hosting

    Nếu bạn là dân IT cụ thể trong lĩnh vực phát triển website thì bạn chắc hẳn bạn đã từng nghe qua khái niệm “PageSpeed” cũng như những chủ đề liên quan đến khái niệm này. Vậy PageSpeed là gì? Trong bài viết hôm nay SVN Hosting sẽ giải thích cụ thể về khái niệm này cũng như cách tăng PageSpeed của trang với Cloud Hosting.

    PageSpeed là gì?

    PageSpeed hay còn được gọi là Google PageSpeed Insights (viết tắt: Google PSI) là công cụ tối ưu hóa hiệu suất website, cũng như đưa ra đánh giá chi tiết cho website của bạn. Công cụ này được chính Google đề xuất ra và được nhiều chuyên gia trang web lựa chọn nhằm tối ưu hiệu suất.

    pagespeed-la-gi

    Tốc độ trang (PageSpeed) là thước đo tốc độ tải nội dung lên trang web của bạn, PageSpeed là một yếu tố cực kỳ quan trọng nếu trang của bạn load quá chậm, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến trải nghiệm người dùng từ đó dẫn đến tỷ lệ bỏ qua trang tăng cao và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến danh tiếng thương hiệu cũng như doanh nghiệp.

    PageSpeed insights khai thác vào vấn đề nào trên website?

    Khi dùng PageSpeed Insights, người dùng sẽ nhận được báo cáo hiệu suất website về hai vấn đề chính đó là tốc độ tải trang và sự thân thiện với trải nghiệm của người dùng.

    Nếu website nào càng đạt được nhiều điểm ở trang đánh giá PageSpeed Insights thì trang đó đáp ứng được càng nhiều các tiêu chuẩn của Google đề ra.

    Tiêu chuẩn đánh giá của Google PageSpeed Insights bao gồm những gì?

    PageSpeed Insights đưa ra nhưng tiêu chuẩn cụ thể để làm cơ sở nhằm đánh giá mức độ tối ưu của một trang web. Những tiêu chuẩn đó gồm có.

    1. Giảm chuyển hướng ở trang đích
    2. Tiến hành nén tập tin dữ liệu trước khi gửi về trình duyệt.
    3. Nâng cấp thời gian phản hồi của máy chủ.
    4. Cải tiến bộ nhớ đệm ở trình duyệt.
    5. Nên nén các tài nguyên CSS và Javascript trên website.
    6. Nén dung lượng hình ảnh giúp giảm dung lượng trên website
    7. Các thư mục CSS được chèn vào website phải được tối ưu hóa
    8. Nội dung trên website nên được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, cụ thể, rõ ràng
    9. Bật tính năng chặn Javascript và CSS khi tải trang.
    10. Không nên bỏ qua các thuộc tính không đồng bộ, hãy tận dụng chúng.

    Công cụ đo tốc độ load trang Google PageSpeed Insight

    Google PageSpeed Insight là công cụ đo lường hiệu suất các trang web cho các thiết bị Desktop và mobile với thang điểm từ 0-100

    • Nếu website của bạn đạt được 85 điểm: Thật tuyệt, trang web của bạn có tốc độ load trang cực kỳ tốt
    • Nếu website của bạn đạt điểm từ 60 đến 84 điểm: bạn cần cải tiến và nâng cao thêm tốc độ load trang
    • Nếu website của bạn dưới 60 điểm: trang quá chậm và gây khó chịu tới trải nghiệm người dùng cần cải thiện hiệu năng ngay
    pagespeed-la-gi

    Nếu bạn muốn sử dụng công cụ PageSpeed Insight của Google thì hãy truy cập vào tại link: https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights

    Nhập URL trang bạn cần kiểm tra, nếu điểm số thấp thì công cụ này sẽ gửi cho bạn một loạt các hạng mục bạn cần phải tối ưu để cải thiện tốc độ trang.

    Bạn nên khắc phục theo gợi ý chi tiết mà PageSpeed Tools đưa ra. Sau khi cải tiến, điểm số load trang của bạn sẽ cao hơn và khi đạt đến mức xanh trên 85 điểm. Chúc mừng bạn đã thực hiện rất tốt và giờ trang của bạn sẽ chạy rất mượt mà.

    Để kiểm tra lại lần cuối, bạn sử dụng Developer Tools của trình duyệt chrome đo thời gian tải trang thực tế.

    Nếu thời gian load trang dưới 3s thì bạn đã tối ưu tốc độ rất tuyệt, nếu không đạt được mức 3s thì ít nhất bạn cũng phải đảm bảo thời gian load trang dưới 5s nếu không muốn người dùng bỏ trang.

     Những cách tăng PageSpeed của trang với Cloud Hosting?

    1.  Giải nén cho server
    2.  Giải thiểu dung lượng tài nguyên website
    3.  Mở rộng bộ nhớ cache trình duyệt
    4.  Sử dụng mạng lưới phân phối nội dung (Content Delivery Network)
    5.  Sử dụng Hosting hay VPS (máy chủ ảo) tốt
    6.  Tối ưu hóa mã code
    7.  Tối ưu hóa kích thước hình ảnh

    PageSpeed cung cấp cho người dùng loại thông tin nào về website?

    PageSpeed hiển thị cho người dùng website những thông tin liên quan đến chỉ số và hiệu năng. Những thông tin đó gồm có: Speed score, Field data, Lab data, Opportunities, Diagnostics, Passed audits.

    pagespeed-la-gi

    Speed score

    Speed score còn được gọi là điểm đo lường tốc độ website. Google dựa vào dữ liệu thống kê của Lighthouse Lab để tính toán và đưa ra số điểm cụ thể cho người dùng.

    Field data

    Đây là những thông tin về hành trình trải nghiệm thực tế của người dùng trên trình duyệt Chrome (đồng ý sử dụng Chrome User Experience Report) và được kiểm nghiệm trong thời gian 30 ngày gần nhất.

    Trường thông tin này bao gồm 4 giá trị:

    • First Contentful Paint (FCP)
    • First Input Delay (FID)
    • Largest Contentful (LCP)
    • Cumulative Layout Shift (CLS).

    Lab data

    Thông qua mạng 3G cũng như các thiết bị di động, Google sẽ thu thập và phân tích dữ liệu từ Lighthouse. Sau đó, hệ thống Google sẽ tính toán ra được chỉ số này

    Opportunities

    Opportunities là phần mà PageSpeed Insights sẽ thống kê dữ liệu về thời gian và năng suất tải trang. Qua đó, công cụ này sẽ đề xuất một loạt các danh sách, người dùng có thể dựa vào đó để cải thiện thời gian tải trang của mình.

    Diagnostics

    Diagnostics là phần mà trong đó PageSpeed Insights sẽ cung cấp cho người dùng những đề xuất về các công cụ mà người dùng nên thêm vào website của mình để trang web trở nên mạnh mẽ hơn.

    Passed audits

    Tong phần thông tin này được Google liệt kê một bảng tổng hợp những hiệu năng mà trang web của bạn đã đạt được để không cần thiết phải thay đổi hoặc bổ sung.

    Với nội dung trong bài viết bên trên chắc hẳn  bạn đã hiểu rõ hơn phần nào về định nghĩa PageSpeed là gì cũng như hiểu rõ hơn những phương pháp để tối ưu tốc độ tải trang. Nhờ đó trang web của bạn luôn luôn khởi chạy một cách hiệu quả nhất và mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho người đọc và khách hàng tiềm năng.

    FAQs về PageSpeed 

    PageSpeed Insights có ảnh hưởng tới SEO không?

    Điểm số SEO cũng như thứ hạng trang web trên công cụ tìm kiếm không bị ảnh hưởng bởi điểm số PageSpeed Insights.Tuy nhiên, giữa điểm số PageSpeed Insights và thứ hạng trên SERP có mối liên kết chặt chẽ với nhau.
    Do đó, để có một trang web được đánh giá cao, người dùng cần kết hợp nhiều yếu tố khác nhau chứ không chỉ riêng một khía cạnh nào cả chẳng hạn như điểm số PageSpeed hay SEO.

    Tại sao phải nâng cao PageSpeed cho website?

    Tốc độ trang cũng quan trọng đối với trải nghiệm của người dùng. Các trang có thời gian tải lâu hơn có xu hướng có tỷ lệ thoát cao hơn và thời gian trải nghiệm trung bình thấp hơn trên trang. Thời gian tải lâu hơn cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển đổi cũng như doanh số của công ty.

    Có phải đạt điểm tuyệt đối trên Google PageSpeed Insights mới tốt cho website?

    Nếu bạn có thể tối ưu trang web mình đạt được số điểm 100/100 mà Google PageSpeed Insights thì quá tốt không có gì phải bàn cải. Nhưng không nhất thiết phải tốt quá nhiều thời gian và công sức vào vấn đề này, chỉ cần website của bạn đạt mức 85/100 là đã có thể chạy mượt mẽ rồi.

    PageSpeed có ảnh hưởng đến bộ mặt thương hiệu hay không?

    Điều này là không thể phủ nhận. Đặt trường hợp khi bạn truy cập vào trang web của một doanh nghiệp nào đó để sử dụng dịch vụ cũng như sản phẩm của họ. Nhưng website của họ load chậm thì bạn cũng cảm thấy khó chịu và chắc chắn sẽ không muốn hợp tác hay sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp đó.

    Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.

    SVN HOSTING COMPARISON

    • Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Email: svnhostingcomparison@gmail.com
    • Hotline: 0973.666.777
    • Website: http://svnhostingcomparison.com
  • Computer Cluster là gì? Tìm hiểu chi tiết

    Computer Cluster là gì? Tìm hiểu chi tiết

    Computer Cluster có lẽ là thuật ngữ quá quen thuộc với những kỹ sư phát triển máy tính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Vậy Computer Cluster là gì? Khái niệm này quan trọng như thế nào trong ngành công nghiệp máy tính? Hãy cùng SVN Hosting tìm hiểu chi tiết trong bài viết bên dưới nhé!!

    Computer Cluster là gì? 

    Định nghĩa Computer Cluster

    Clustering được đinh nghĩa là một cụm máy tính hiệu năng cao, là một dạng máy tính điện toán được kết nối với nhau thông qua mạng LAN (mạng cục bộ) để chúng có thể hoạt động như một máy tính đơn lẻ.

    Cluster bao gồm nhiều những server riêng lẻ đã được liên kết tích hợp sẵn trong cùng một hệ thống. Những server nhỏ lẻ này sẽ tương tác với nhau để trao đổi thông tin, giao tiếp với mạng bên ngoài để xử lý các yêu cầu từ người dùng.

    Hệ thống cấu trúc Computer Cluster này được thiết lập nhằm đảm bảo nâng cao khả năng sẵn sàng cho các hệ thống mạng máy tính. Khi có lỗi xảy ra các dịch vụ trong cluster hoạt động tương tác với nhau để duy trì tính ổn định và độ sẵn sàng cao cho hệ thống.

    computer-cluster-la-gi

    Một cụm máy tính được xem như là việc hỗ trợ các quy trình nhằm thực hiện xử lý quy mô lớn để hạn chế tối đa thời gian chết và dung lượng lưu trữ lớn hơn so với các máy trạm hoặc máy tính để bàn khác. Một số ứng dụng quan trọng của máy tính cụm là công cụ tìm kiếm Google, Mô phỏng động đất, Dự báo thời tiết…

    Định nghĩa thuật ngữ trong hệ thống Server Cluster

    Cluster: Là một hệ thống song song. Hệ thống này được phân phối bởi một nhóm các server chuyên biệt để chạy những ứng dụng đặc biệt nào đó và kết nối với nhau. Quy trình này cung cấp khả năng chịu lỗi (fault tolerance) và load balance (cân bằng tải). Ngoài ra, Cluster dùng để đảm bảo tính luôn sẵn sàng và hạn chế tối đa việc mất truy cập của người dùng.

    Failover: Quá trình failover có thể xảy ra một cách tự động. Khi một Node trong Cluster bị hỏng, các Resource Group sẽ thay thế Node đó bằng một hay nhiều Node trong Cluster mà còn hoạt động tốt. Quá trình tự động failover tương tự như việc tái chỉ định quyền sở hữu các resource.

    Node: là 1 Server thuộc 1 Cluster nào đó mà những ứng dụng và Cluster Service được thiết lập

    Nguyên tắc hoạt động của Computer Cluster

    Mỗi một Node (Cluster Node) sẽ đại diện cho một máy chủ trong Computer Cluster. Các Node này được thiết lập ở chế độ chủ động (active) hay thụ động (passive). Khi một Node ở chế độ chủ động, nó sẽ chủ động xử lý các yêu cầu. Khi một Node là thụ động, nó sẽ nằm ở chế độ dự phòng ngừa (standby), chờ để sẵn sàng thay thế cho một Node khác nếu Node đó bị hỏng.

    computer-cluster-la-gi

    Cấu trúc của Computer Cluster

    Tùy theo nhu cầu sử dụng mà chúng ta có thể triển khai nhiều dịch vụ trên cùng 1 cluster hay thiết lập trên mỗi Node 1 dịch vụ. Cấu trúc của 1 Computer Cluster sẽ không cố định.

    Sau đây là ba loại cấu trúc Computer Cluster hữu ích điển hình như sau:

    1. Dịch vụ chạy song song
    2. Computer Cluster riêng lẻ
    3. Dịch vụ dự phòng

    Những ưu điểm khi sử dụng Computer Cluster

    Hiệu quả về mặt chi phí

    Trong cụm máy tính thì hiệu quả chi phí là tỷ lệ chi phí so với đầu ra.

    Hệ thống kết nối của máy tính với cụm máy tính sẽ rẻ hơn nhiều so với máy tính lớn.

    Tốc độ xử lý nhanh

    Tốc độ xử lý của cụm máy tính không thua kém gì so với máy tính lớn.

    Khả năng mở rộng tối ưu

    Lợi ích tốt nhất của cụm máy tính (Computer Cluster)  là nó có thể dễ dàng mở rộng hệ thống bằng cách thêm trạm máy tính để bàn bổ sung vào hệ thống.

    Tính sẵn có cao

    Nếu bất kỳ Node nào bị lỗi trong cụm máy tính. Ngay lập tức, một Node khác trong cụm tiếp tục cung cấp xử lý thông tin để việc truy cập không bị gián đoạn.

    Trong trường hợp, một hệ thống máy tính lớn bị lỗi, cả hệ thống cũng sẽ bị lỗi.

    computer-cluster-la-gi

    Tìm hiểu về Server Cluster

    Nguyên tắc hoạt động của Server Cluster

    Khi một Application hay một Node trong Cluster bị lỗi. Server Cluster có thể nhận biết ngay lập tức và khởi động lại Application bị lỗi hay sẽ chuyển giao công việc mà Node bị lỗi đang đảm nhận tới các Node khác vẫn hoạt động bình thường trong Cluster đó.

    Trong trường hợp các Resource riêng biệt hay một Node trong tình trạng hoạt động không bình thường. Hệ thống Server Cluster sẽ tiến hành kiểm tra. Sau đó, hệ thống tự động di chuyển hay khởi động lại các ứng dụng, dữ liệu và File Resource tới một Node còn hoạt động trong Cluster.

    Quá trình này cho phép các dữ liệu gốc như là Database, File Share và Application duy trì tính sẵn sàng cao cho các ứng dụng của User và Client.

    Phân loại Clustering

    Cụm có thể được phân chia thành hai loại là Open Cluster và Close Cluster

    Open Cluster: Tất cả các Node trong Open Cluster đều là các IP cần thiết và có thể truy cập thông qua internet / web. Điều này gây ra nhiều quan ngại về độ bảo mật.

    Close Cluster: Mặt khác, khi đóng cụm máy tính được ẩn đằng sau Node cổng. Hệ thống bảo mật trở nên tốt hơn.

    Các loại Cluster máy tính

    Load-balancing clusters (Cụm cân bằng tải)

    hệ thống này được sử dụng để phân bổ khối lượng công việc trên nhiều máy tính. Hệ thống này phân phối khả năng xử lý cực kỳ tốt trên một cụm máy tính.

    High availability (HA) clusters (Cụm khả dụng cao (HA))

    Đúng như tên gọi, đây là nhóm máy tính được sử dụng để nâng cao sự đáng tin cậy cho hoạt động phòng ngừa trong trường hợp Node bị lỗi trong cụm máy tính.

    High performance (cụm hiệu năng cao (HP))

    Với phương pháp mạng máy tính này, những chuyên gia sử dụng siêu máy tính tích hợp cụm máy tính với mục đích giải quyết các vấn đề liên quan đến các phép tính phức tạp.

    Như vậy, bài viết bên trên đã cung cấp đầy đủ chi tiết những khái niệm về Computer Cluster một cách dễ hiểu nhất để bạn có thể hình dung sơ bộ về dạng cụm máy tính hiệu năng cao này.

    FAQs về Computer Cluster 

    Vậy Computer Cluster có thực sự quan trọng không?

    Như bài viết bên trên đã cung cấp, Computer Cluster là hệ thống cụm máy tính chịu trách nhiệm phát hiện và xử lý các rủi ro kịp thời nhưng vẫn không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống.

    Các loại Computer Cluster nếu được phân loại theo kỹ thuật? 

    Ngoài ra cách phân loại trong bài viết, thì Computer Cluster được chia làm hai loại nếu được phân loại theo kỹ thuật
    Server Clusters: Được thiết kế cho những ứng dụng lớn đòi hỏi khả năng long-running in-memory states và thường xuyên thay đổi dữ liệu.
    Network Load Balancing (NLB) tạm dịch là cân bằng tải mạng.Đây là một loại kỹ thuật Clustering có khả năng chia tải và nâng cao khả năng chịu lỗi của hệ thống được tốt hơn.

    Computer Cluster có mấy cơ chế để kiểm tra tình trạng của các node?

    Computer Cluster đưa ra 2 cơ chế kiểm tra tình trạng không hoạt động của các node khác nhau:
    Detect Node Failure: Một cách định kỳ, mỗi node trao đổi các gói message với những node khác trong Cluster sử dụng private cluster network. 
    Detect Resource Failure: Failover Manager và Resource Monitors làm việc cùng với nhau để dò tìm và khôi phục resource bị fail.

    Server Cluster network trong Computer Cluster được chia làm mấy loại?

    Server Cluster network trong Computer Cluster được chia làm 3 loại như sau:
    – Private ( chỉ có sự giao tiếp giữa các node với nhau)
    – Public ( giao tiếp giữa client với node)
    – Mixed (cả sự giao tiếp giữa các node và sự giao tiếp giữa client với node)

    Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.

    SVN HOSTING COMPARISON

    • Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Email: svnhostingcomparison@gmail.com
    • Hotline: 0973.666.777
    • Website: http://svnhostingcomparison.com
  • Slug là gì? Cách tối ưu Slug WordPress

    Slug là gì? Cách tối ưu Slug WordPress

    Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực Marketing, cụ thể là chuyên viên SEO (hay còn gọi là tối ưu hóa) thì chắc hẳn ít nhất một lần bạn được biết đến thuật ngữ “Slug” và những vấn đề liên quan đến thuật ngữ này. Vậy Slug là gì? Hãy cùng SVN Hosting tìm hiểu chi tiết cũng như những cách tối ưu Slug WordPress.

    Giới thiệu về Slug

    Slug là gì? 

    Slug là một bộ phận quan trọng của URL được đặt ngay đằng sau tên miền, kết hợp với tên miền để tạo thành liên kết trực tiếp (permalink) để đưa người xem đến đích của một trang web.
    slug-la-gi

     

    Theo một cách dễ hiểu, Slug là phần chữ nằm sau “/” (theo một cách nói khác, Slug chính là phần chữ đặt ngay sau tên miền). 

    Ví dụ: trong đường dẫn: https://www.svnhostingcomparison.com/viet-blog-kiem-tien-online-tai-nha-2020/

    thì Slug chính là “viet-blog-kiem-tien-online-tai-nha-2020’’

    Tạo Slug tự động

    Khi bạn update thêm một bài viết mới trên website của mình. Dựa trên thiết lập trong phần cấu hình, WordPress sẽ tự động tạo nên Slug và tạo đường dẫn Permalinks trong trang web bạn. Nếu bạn muốn thay đổi quy trình tạo Slug tự động này, bạn có thể vào trong mục Settings -> Permalinks để cài đặt. 

    Slug quan trọng như thế nào đối với website?

    Nếu là một người chuyên về SEO, chắc chắn bạn hiểu rằng Slug là một nhân tố tối quan trọng trong một trang web. Sau đây là những lý do chứng minh cho vấn đề trên: 

    • Slug được xem như một “tín hiệu”  được các công cụ tìm kiếm nhận dạng trong quá trình đánh giá xếp hạng. 
    • Tính dễ đọc của một Slug sẽ giúp người đọc dễ hình dung được nội dung mà trang cung cấp cho họ, thể hiện chính xác loại nội dung mà người dùng đang tìm kiếm 

    Những cách tối ưu Slug trong WordPress

    Như bạn có thể thấy, Slug quan trọng như thế nào trong việc quá trình tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cho website của bạn. Vì vậy, việc tối ưu Slug cũng là bước đầu tối ưu SEO.

    slug-la-gi

    Sau đây là những cách tối ưu Slug hiệu quả trong WordPress mà bạn cần phải biết.

    Sử dụng từ khóa SEO trong Slug

    Thông thường, Slug cũng chính là nội dung từ khóa của bài viết. Chính điều này sẽ giúp bài viết trên trang web của bạn dễ dàng tiếp cận với người đọc cũng như đạt được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm. 

    Không nên nhồi nhét từ khóa

    Thực tế, bạn không nên nhồi nhét từ khóa hoặc sử dụng quá nhiều các thuật ngữ chuyên môn tương tự để cố gắng cải thiện thứ hạng của bài viết. Điều này dẫn đến tình trạng các URL trông không tự nhiên.

    slug-la-gi

    Giữ cho Slug ngắn gọn nhưng vẫn có tính mô tả

    Slug được ví như bảng tóm tắt nội dung chính của bài viết nên càng ngắn gọn càng dễ có thứ hạng cao trên Google và thân thiện với người dùng bởi tính dễ đọc, dễ nhớ. Điều này làm cho liên kết tạo sự thu hút với khách hàng truy cập tiềm năng. 

    Trong quá trình tối ưu Slug nên tập trung vào từ khóa nhưng phải hướng tới nội dung chính, tránh dài dòng, lang mang. 

    Loại bỏ những từ không có ý nghĩa

    Bạn nên hạn chế sử dụng các từ quá phổ biến, chung chung (stop words), mơ hồ, không mang ý nghĩa, không trọng tâm. 

    Stop words là những từ không có giá trị tìm kiếm chẳng hạn như “những”, “các”, “và” . Bạn có thể kiểm tra các từ này trong permalink và loại bỏ bằng chức năng Yoast SEO.

    Sử dụng dấu gạch ngang trong một Slug

    Đây cũng là một phần trong quá trình tối ưu hóa, bạn nên sử dụng dấu “-” để tách các từ trong một Slug mà không sử dụng bất kỳ dấu nào khác. Bạn không nên sử dụng các ký tự chữ hoa trong đoạn và lời khuyên đó là bạn chỉ nên sử dụng chữ thường.

    Sử dụng công cụ redirect – chuyển hướng liên kết

    Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng. Đó là khi bạn thay đổi WordPress Slug, việc này dẫn đến toàn bộ URL của bạn cũng sẽ thay đổi. Điều này đồng nghĩa với việc định dạng nội dung của bạn bằng URL cũ sẽ không được nhận ra bởi các công cụ tìm kiếm. Do đó, người đọc cũng sẽ không tìm thấy nội dung trên trang web của bạn.  

    Một lưu ý quan trọng nữa. sau khi bạn thay đổi URL, bạn nên dùng redirect 301 để chuyển hướng Slug cũ sang Slug mới. SEO Yoast sẽ là công cụ hỗ trợ bạn thực hiện vấn đề này. 

    Tóm lại, không ai có thể phủ nhận nhầm quan trọng của Slug trong quá trình SEO hóa. Ngoài ra, Slug còn là một phần không thể thiếu của URL. Với hai yếu tố trên, khi tạo Slug bạn cần tuân thủ các phương pháp tối ưu để website của bạn đạt được thứ hạng cao trên công cụ tìm kiếm cũng như thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng, gia tăng chuyển đổi. 

    FAQs về Slug 

    Làm gì để không bị trùng Slug?

    Người dùng cần lưu ý rằng, mỗi Slug WordPress là duy nhất. Nguyên nhân dẫn đến việc trùng Slug đa phần là do người dùng 
    – Gắn tag đã nhầm khi viết bài
    – Cố tình spam từ khóa 
    Điều này dẫn đến tình trạng Slug bị trùng nhau, gây ảnh hưởng không tốt đến trang web.
    Lưu ý: Để tránh việc trùng Slug, người dùng chú ý không nên sử dụng quá nhiều tag trong một bài viết. Nếu việc này diễn ra, WordPress sẽ thông báo lỗi 404, buộc người dùng phải thay đổi các tag hoặc Slug.

     Khắc phục trùng Slug như thế nào?

    Trên thực tế, khi hệ thống phát hiện các bài viết bị trùng Slug, WordPress sẽ đánh số thêm đằng sau các Slug bị trùng ấy. 
    Trong trường hợp không thể tìm thấy trang, bạn có thể khắc phục bằng cách:
    Bạn vào mục “Xóa bài viết” -> tiếp theo bạn tiến hành “Đổi tên tag” -> cuối cùng bạn thao tác “Thay đổi đường dẫn của WordPress”.
    Bên cạnh đó, đối với những thông tin không quan trọng bạn có thể chặn Google index hoặc thực hiện chuyển các trang phụ về một trang chính 

    Làm thế nào để loại bỏ Slug của SubFolder trên WordPress?

    Để loại bỏ URL category ra khỏi đường dẫn:
    – Bạn truy cập vào Advanced và nhấn chọn “Permalinks”.
    – Bạn vào mục trong trình soạn thảo “Change URLs”, tiếp theo bạn vào trong phần “Strip the category base (usually/category/) from the category URL”, bạn nhấn chọn nút “Remove”.
    – Sau khi chỉnh sửa xong, bạn kéo xuống cuối trang và nhấp chọn nút “Lưu lại” để cập nhật tất cả thay đổi.

    Tại sạo Slug lại quan trọng với SEO như vậy? 

    Slug là một phần không thể thiếu của URL, và có vai trò cốt yếu quan trọng trong SEO. Do đó, Slug cũng là một yếu tố cần thiết được các công cụ tìm kiếm và đưa vào bảng dữ liệu. Ngoài ra, Slug còn là bảng tóm tắt nội dung chính giúp người đọc hình dung được nội dung họ sắp được tiếp cận. 

    Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.

    SVN HOSTING COMPARISON

    • Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Email: svnhostingcomparison@gmail.com
    • Hotline: 0973.666.777
    • Website: http://svnhostingcomparison.com

  • Sàn Poloniex là gì? Hướng dẫn đăng ký, xác minh tài khoản

    Sàn Poloniex là gì? Hướng dẫn đăng ký, xác minh tài khoản

    Nếu là người tham gia thị trường tiền điện tử từ lâu, chắc hẳn bạn không thể không biết đến sàn giao dịch Poloniex. Poloniex là sàn giao dịch tiền ảo phổ biến trong cộng đồng nhà đầu tư lĩnh vực tiền điện tử. 

    Sàn Poloniex là gì?

    Poloniex là một trong những sàn giao dịch tiền mã hóa hàng đầu thế giới hiện nay. Sàn giao dịch này có trụ sở đặt tại Wilmington, Delaware, USA. Sàn Poloniex được thành lập bởi Tristan D’Agosta và hoạt động từ tháng 01/2014.

    Sau khi đăng ký với Financial Crimes Enforcement Network- mạng lưới thi hành luật pháp với các công ty tài chính tại Mỹ vào ngày 29/08/2016. Poloniex được công nhận là một doanh nghiệp chuyên về dịch vụ tiền tệ.

    Hướng dẫn đăng ký tài khoản trên sàn Poloniex

    Bước 1: Bạn truy cập vào đường link https://poloniex.com/, thì trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện giao diện website của Poloniex và bạn bấm chọn nút “Sign Up” ở giữa màn hình để bắt đầu tiến hành.

    san-poloniex-la-gi

    Bước 2: Sau khi chọn “Sign Up”, hệ thống sẽ di chuyển đến giao diện màn hình đăng ký. Bạn cần điền thông tin vào các ô như sau:

    san-poloniex-la-gi
    • Email Address: Điền địa chỉ email của bạn.
    • Password: Nhập mật khẩu của bạn (nên đặt mật khẩu gồm chữ và số để mật khẩu của bạn bảo mật hơn cho đến khi khung password xuất hiện chữ strong).
    • Confirm Password: Xác nhận lại mật khẩu mà bạn vừa nhập.
    • Referral Code: mã giới thiệu ( phần này bạn có thể điền hoặc bỏ trống).

    Tiếp theo đó, bạn click vào ký hiệu hình chữ nhật kế bên dòng chữ “By signing up I agree…”. Sau đó nhấn nút “Click to verify” để xác nhận thông tin.

    Bước 3: Bạn truy cập vào email mà bạn vừa đăng ký trên trang web Poloniex. Hệ thống tự động của Poloniex sẽ gửi cho bạn một email xác nhận, bạn chỉ cần nhấn vào nút “ Verify By Email’’ để xác nhận.

    Hệ thống sẽ đưa bạn đến màn hình giao diện Poloniex để đăng nhập lại. Vậy là hoàn thành quá trình đăng ký và bạn đã có một tài khoản trên Poloniex.

    san-poloniex-la-gi

    Hướng dẫn xác minh danh tính tài khoản KYC trên sàn Poloniex

    Bước 1: Trên thanh công cụ bên phải màn hình, bạn nhận chọn SETTINGS -> Profile. Trong mục này, bạn có thể xem thông tin email, level tài khoản của chính mình.

    Phía dưới màn hình trong mục level 2, bạn sẽ nhìn thấy nút “Upgrade” . Nhấn chọn vào đó để tiếp tục quá trình xác minh tài khoản.

    san-poloniex-la-gi

    Bước 2: Sau khi bạn click chọn “Upgrade”, màn hình hệ thống sẽ xuất hiện hộp thoại “VERIFY YOUR IDENTITY”.

    Điều bạn cần làm là điền đầy đủ thông tin vào các ô trống xuất hiện trong hộp thoại này

    • Country/Region: Chọn đất nước.
    • Date os birth: Ghi theo thứ tự tháng sinh-ngày sinh-năm sinh.
    • Street Address: Địa chỉ nơi ở.
    • City: Tên thành phố.
    • Postal Code: mã thành phố, như mình ở hồ chí minh thì mình điền là 700000. Còn các bạn nào ở nơi khác thì tra cứu postal code trên Google nhé
    • Phone number: Ghi số điện thoại của bạn.

    Sau khi hoàn tất điền thông tin, bạn nhấn chọn “Sumit” để tiếp tục qua bước tiếp theo

    san-poloniex-la-gi

    Bước 3: Bạn bấm chọn nút “Start” ở giữa màn hình để tiến hành xác minh danh tính tài khoản

    san-poloniex-la-gi

    Bước 4: Có hai cách để xác minh tài khoản: một là xác minh với passport hoặc hai là xác minh bằng chứng minh nhân dân (Identity card). Như trong bài viết thì mình chọn xác minh bằng chứng minh nhân dân.

    Bước 5: Sau khi chọn nút “Identity card” , bạn nhấn chọn “Start” để bắt đầu xác minh. Bạn đưa chứng minh nhân dân của mình để camera chụp lại thông tin.

    san-poloniex-la-gi

    Tiếp theo đó, bạn nhấn vào biểu tượng camera để chụp và chọn nút “Confirm” để xác nhận. Như vậy việc xác nhận đã hoàn tất hoặc nếu hệ thống nhận dạng được thì bạn hãy chọn “Retake” để làm lại.

    san-poloniex-la-gi

    Bước 6: xác minh mặt sau của chứng minh nhân dân. Bạn thao tác tương tư như bước xác minh mặt trước của chứng minh nhân dân.

    Bước 7: Trong bước này, bạn sẽ xác minh khuôn mặt. Đưa khuôn mặt bạn vào hình elip được hiển thị trên màn hình sao cho camera chụp rõ nét nhất có thể.

    san-poloniex-la-gi

    Sau khi hoàn tất các bước xác nhận, bạn chờ bên hệ thống Poloniex xác nhận lại lần nữa là xem như hoàn thành xác minh danh tính nhé.

    Vậy là bạn đã thành công trong việc xác minh danh tính tài khoản.

    Như vậy, ở bài viết bên trên SVN Hosting đã cung cấp đầy đủ kiến thức về sàn giao dịch Poloniex. Hy vọng, bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn vè sàn giao dịch tiền ảo này cũng như các khái niệm khác về tiền mã hóa để bạn có cái nhìn tổng quan trước khi quyết định lướt sóng kiếm tiền với thị trường tiền điện tử này. 

    FAQs về sàn Poloniex 

    Phí giao dịch trên sàn Poloniex có cao không?

    Hiện tại phí giao dịch của sàn Poloniex đã lên đến 0.12% nếu thầu giá và 0,25% nếu mua bán ngay. Mức phí giao dịch này so với sàn giao dịch tiền điện tử khác như sàn Bittrex, Bitstamp…, mức giá này không quá cao, vẫn có thể chấp nhận được.

    Sàn Poloniex có độ bảo mật không cao?

    Năm 2014, sàn Poloniex đã bị một nhóm hacker xâm nhập toàn bộ hệ thống và lấy cắp 12% lượng Bitcoin trên sàn. Điều này đã làm cho không ít nhà đầu tư thất vọng và lo lắng cho tài sản của mình. Nhưng sau đó không lâu, Poloniex cũng nâng cấp hệ thống với chế độ bảo mật xác minh 2 lần.

    Sàn giao dịch tiền ảo Poloniex có những nhược điểm nào?

    việc người dùng không thể sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hay tài khoản ngân hàng là một nhược điểm rất lớn mà sàn Poloniex cần phải cải thiện.
    nền tảng Poloniex chỉ sử dụng tiếng Anh. Điều này có thể gây hạn chế cho một số người dùng tiềm năng.
    Đa số các user luôn phàn nàn về việc sàn Poloniex hỗ trợ và chăm khóc khách hàng không chu toàn thậm chí còn rất chậm.

    Có nên giao dịch tiền điện tử trên sàn Poloniex không?

    Mặc dù là một sàn giao dịch tiền mã hóa hoạt động mạnh mẽ trên thế giới. Thế nhưng, sàn Poloniex vẫn còn những thiếu sót như thời gian thực hiện giao dịch chậm, các vấn đề về đơn đặt hàng. Thậm chí là sự cố bất thường mỗi khi có khối lượng giao dịch thương mại cao bất thường hay có số lượng user truy cập lớn ngay tình trạng quá tải trên sàn giao dịch.
    Do xảy ra nhiều sự cố về mặt kỹ thuật. Vì vậy, hiện tại sàn Poloniex có thứ hạng khiêm nhường (nằm trong top 90 theo Coinmarketcap), với khối lượng giao dịch chỉ hơn 8 triệu USD/ ngày. Thế nên, sàn Poloniex khó mà có thể so sánh với các sàn giao dịch tiền điện tử khác trên thị trường.
    Tuy còn vài yếu điểm nhưng việc thực hiện giao dịch với các loại Altcoin nổi bật lại dễ sử dụng trên sàn giao dịch này.
    Hy vọng trong tương lai gần sàn có thể cải tiến thêm nhiều tính năng mới, tăng mức độ hài lòng của người dùng khi thực hiện giao dịch trên hệ thống

    Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.

    SVN HOSTING COMPARISON

    • Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Email: svnhostingcomparison@gmail.com
    • Hotline: 0973.666.777
    • Website: http://svnhostingcomparison.com
  • Sàn Bittrex là gì? Tìm hiểu chi tiết

    Sàn Bittrex là gì? Tìm hiểu chi tiết

    Với sự bùng nổ của thị trường tiền điện tử, rất nhiều sàn giao dịch ra đời. Trong số đó không thể không nhắc tới Bittrex. Bittrex có lẽ không phải là một cái tên quá xa lạ với những nhà đầu tư tham gia thị trường tiền điện tử với độ bảo mật cao. Bởi, sàn giao dịch này được phát triển bởi hầu hết các cựu thành viên đến từ các công ty lớn như Microsoft, Amazon và BlackBerry. Vậy sàn Bittrex là gì? Hãy cùng SVN Hosting tìm hiểu trong bài viết này nhé!!

    Sàn Bittrex là gì?

    Bittrex là một trong những sàn giao dịch tiền điện tử uy tín nhất hiện nay. Đây cũng là sàn giao dịch khá phổ biến dành cho những ai thích đầu tư kiếm tiền thông qua hình thức tiền điện tử online.

    san-bittrex-la-gi

    Quá trình hình thành và phát triển

    Bittrex là một sàn giao dịch thương mại tiền mã hóa có trụ sở tại thành phố cảng Seattle, bang Washington tại Mỹ. Công ty được thành lập vào năm 2013 bởi Bill Shihara và hai đối tác kinh doanh, tất cả họ đều là những chuyên gia và có hơn 50 kinh nghiệm trong việc bảo mật và phát triển nền tảng tại tập đoàn lớn như Microsoft, Amazon và BlackBerry.

    Tổng số giao dịch của sàn luôn nằm trong top những sàn giao dịch hàng đầu thế giới, tại thời điểm đấy.

    Bittrex tạm thời không cho phép người dùng mới đăng ký vào tháng 12 năm 2024. Do thời điểm đó toàn bộ thị trường tiền điện tử bùng nổ, truyền thông rất nhiều nước luôn đăng thông tin về Bitcoin, khi mà Bitcoin đạt mức 20.000 đô. Sau thời gian đó, thì cả 3 sàn giao dịch lớn nhất tại thời điểm đó mở lại đăng ký khi cơn sốt Bitcoin bắt đầu hạ nhiệt.

    Bittrex đã niêm yết đồng TrueUSD (TUSD) vào ngày 6 tháng 3 năm 2024: một loại tiền ảo ổn định được hỗ trợ bởi USD, chạy song song với đồng USDT.

    Vào ngày 20 tháng 3 năm 2024: Bittrex đã quyết định hủy niêm yết 82 loại tiền điện tử do vi phạm các yêu cầu niêm yết, hơn nữa do những loại tiền này có khối lượng giao dịch rất thấp. Vì vậy, Bittrex hủy niêm yết để có thể hỗ trợ tốt hơn trong việc niêm yết và lưu trữ những đồng tiền điện tử mới.

    Vào ngày 30 tháng 10 năm 2024: Bittrex họ chuyển đổi tên miền thành International.bittrex để nhắm đến khách hàng quốc tế (Bittrex International) cũng như thị trường nước ngoài. Còn người dùng tại Mỹ vẫn sử dụng trên nền tảng Bittrex.com để đảm bảo với pháp luật của Mỹ và Quốc tế.

    Sau khi tạm ngưng hoạt động một thời gian để nâng cấp và cải tiến hệ thống website. Vào ngày 10 tháng 4 năm 2024: Công ty chính thức mở đăng ký cho người dùng mới.

    Trong quá trình 8 năm (từ 2013) hình thành và phát triển, Bittrex đã khẳng định được vị trí của mình khi luôn đáp ứng các yêu cầu pháp lý khắt khe, vươn lên trở thành một trong ba sàn giao dịch hàng đầu thế giới.

    Những loại tiền mã hóa có thể giao dịch trên Bittrex

    Vì đây là một sàn giao dịch tiền mã hóa lớn, lâu đời nên họ sẽ niêm yết rất nhiều các đồng tiền điện tử, những đồng cơ bản như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, XRP, XLM, Bitcoin Cash và hơn 200 loại đồng tiền điện tử khác.

    san-bittrex-la-gi

    Các đồng tiền điện tử thường được lựa chọn khắc khe mới được niêm yết. Trên hệ thống Bittrex của họ, các đồng tiền điện tử thường xuyên được niêm yết và đào thải định kỳ hàng tháng, quý nhằm đảm bảo chất lượng và tính thanh khoản.

    Các tính năng nổi bật của sàn giao dịch Bittrex

    Tính hợp pháp

    Bittrex là một trong những công ty hoạt động về lĩnh vực giao dịch tiền điện tử được cấp giấy phép kinh doanh tại New York. Thông qua việc hợp tác với các chuyên gia luật tài chính của Mỹ, sàn giao dịch Bittrex luôn tuân thủ các quy định trong hệ thống pháp luật.

    san-bittrex-la-gi

    Tính linh hoạt

    Sàn giao dịch Bittrex được thiết kế bởi các chuyên gia an minh mạng, có thể mở rộng bằng các thuật toán phức tạp. Sàn giao dịch Bittrex xử lý và thực thi các lệnh giao dịch ngay khi chúng được đặt.

    Nhanh chóng

    Với hệ thống tự động hóa, mang đến năng suất công việc hiệu quả, sàn giao dịch Bittrex cung cấp cho user các giao dịch nhanh nhất. Bao gồm, việc liên tục cập nhật thông tin về ví, giao dịch và số dư tài khoản của người dùng.

    Tính thanh khoản

    Bittrex cũng là một sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn, với số tiền giao dịch hơn 100 triệu USD/ ngày vì vậy tính thanh khoản được đánh giá là khá cao.

    Nghiêm ngặt trong quy trình đưa Coin lên sàn

    Từ xưa đến nay, Bittrex được biết đến là sàn giao dịch vô cùng khó tính với những quy định rất khắt khe trong việc niêm yết những đồng Coin mới.

    Như vậy, trong bài viết hôm nay SVN Hosting đã cung cấp đầy đủ những khái niệm về sàn Bittrex cũng như những chủ đề liên quan đến sàn giao dịch tiền điện tử này. Hy vọng, bài viết trên có ích đối với bạn trong công việc kiếm tiền online. 

    FAQs về sàn Bittrex

    Sàn giao dịch Bittrex có độ bảo mật cao không?

    Như bài viết bên trên đã đề cập, Bittrex được xây dựng bởi các kỹ sư an ninh mạng hàng đầu trong nghề nên bạn có thể hoàn toàn tin tưởng về khả năng bảo mật thông tin của hệ thống này. Hơn thế nữa, chưa từng có một vụ hack hay sự cố xảy ra trên sàn giao dịch này trong lịch sử.

    Phí giao dịch trên sàn Bittrex có cao không?

    Phí giao dịch của sàn giao dịch Bittrex cũng là vấn đề được nhiều người tranh cãi. Ở sàn Bittrex, họ thu tất cả các lệnh giao dịch dù mua hay bán dù bạn đặt chờ hay mua bán luôn thì khi khớp lệnh cũng mất 0.25%.. Đây là mức phí khá cao so với các sàn giao dịch khác.
    Ngoài ra, khi bạn sao kê tài khoản tại Mỹ thì phải chịu một khoản phí là 10$ + thêm 1 đô tương ứng mỗi trang để vận chuyển. Đối với quốc gia khác ngoài Mỹ phải chịu thêm phí bổ xung

    Sàn giao dịch tiền điện tử Bittrex hỗ trợ niêm yết bao nhiêu loại Coin?

    Như bài viết đã đề cập, sàn Bittrex hỗ trợ niêm yết hơn 200 loại đồng tiền điện tử khác nhau nên bạn không cần phải lo lắng về vấn đề không có nhiều loại tiền ảo để bạn có thể linh hoạt trong việc đầu tư vào lĩnh vực này.

    Sàn giao dịch Bittrex có những nhược điểm nào?

    Ngoài những ưu điểm nổi bật được cung cấp trong bài viết bên trên thì Bittrex cũng có những nhược điểm mang đến những trải nghiệm không tốt cho người dùng như sau:
    Giao diện bittrex chỉ hỗ trợ tiếng Anh. Sàn không hỗ trợ tiếng Việt hay bất kỳ một ngôn ngữ nào khác.
    Sàn Bittrex không có Margin Trading.
    Sàn giao dịch tiền điện tử này không hỗ trợ kỹ thuật qua kênh Telegram.
    Đến thời điểm hiện tại, sàn Bittrex vẫn chưa phát triển ứng dụng trên nền tảng điện thoại di động.

    Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.

    SVN HOSTING COMPARISON

    • Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Email: svnhostingcomparison@gmail.com
    • Hotline: 0973.666.777
    • Website: http://svnhostingcomparison.com
  • Top 3 website kiểm tra theme WordPress miễn phí

    Top 3 website kiểm tra theme WordPress miễn phí

    Có khi nào tình cờ bạn nhấp vào đường một link nào đó trên giao diện quảng cáo mà sau khi truy cập vào đó, bạn cực kỳ ấn tượng với theme WordPress của trang web đó bởi giao diện bắt mắt, hình ảnh cuốn hút và các tính năng nổi bật? Bạn tự hỏi rằng họ dùng theme WordPress nào mà website của họ vô cùng ấn tượng và chuyên nghiệp đến thế. Trong bài viết hôm nay, SVN Hosting sẽ giới thiệu top 3 website kiểm tra theme WordPress miễn phí để bạn dễ dàng check theme khi cần.

    Theme WordPress là gì?

    Nói một cách dễ hiểu, Theme WordPress chính là giao diện của website với mỗi một WordPress sử dụng một mã nguồn riêng biệt.

    Một website được làm từ nền tảng WordPress thì theme chính là một tập tin chứa toàn bộ file thiết kế giao diện. Theme cho phép bạn thay đổi, chỉnh sửa giao diện. Mỗi trang web đều sở hữu riêng một theme.

    Khi một developer tạo ra một theme tốt, họ có thể bán theme của mình trên thị trường. Hiện nay có hàng triệu theme từ miễn phí đến trả phí được cung cấp để đáp ứng nhu cầu người sử dụng .

    Các cách kiểm tra theme WordPress thủ công

    Bạn có thể dễ dàng check theme của một trang web mà không cần công cụ hỗ trợ. Sau đây là các cách bạn có thể kiểm tra theme của một website

    Cách 1

    Bước 1: Bạn truy cập vào đường trang web “What CMS is This Site Using”

    Bước 2: Sau đó, bạn sao chép địa chỉ trang web và click vào nút “Detect CMS”

    Bước 3: Hệ thống sẽ thông báo website mà bạn tìm kiếm có hay không sử dụng WordPress.

    website-kiem-tra-theme-wordpress-mien-phi

    Cách 2

    Bước 1: Bạn truy cập đến đường link “domain/wp-admin” “domain/wp-login.php”. Trong đó: Domain là tên miền website của bạn.

    Ví dụ: https://www.svnhostingcomparison.com/wp-login.php

    Bước 2: Bạn bấm vào khung đăng nhập trên màn hình

    website-kiem-tra-theme-wordpress-mien-phi

    Nếu màn hình hiển thị “This page has been disabled”. Điều này có nghĩa, webiste này sử dụng WordPress nhưng đã bị dấu trang đăng nhập ở một URL khác

    Nếu màn hình hiển thị 404 page. Đây có thể hiểu rằng trang web có khả năng không dùng WordPress.

    Cách 3

    Bước 1: bạn truy cập trang web mà bạn muốn kiểm tra

    Bước 2: bạn nhấp chuột phải vào bất cứ đâu trên trang web đó -> chọn “View page source” (phím tắt là CTRL + U).

    website-kiem-tra-theme-wordpress-mien-phi

    Bước 3: Trong giao diện View-source, bạn hãy tìm kiếm các đường link của stylesheet và javascript. Tên của theme là một đoạn mã lệnh đặt ngay sau phần /wp-content/themes/.

    website-kiem-tra-theme-wordpress-mien-phi

    Cách check theme WordPress này khá là mất thời gian và không đầy đủ thông tin cho lắm bởi vì mỗi WordPress sẽ có độ bảo mật riêng. Vì vậy, để có thể xem chi tiết theme bạn có sử dụng các website kiểm tra theme WordPress miễn phí dưới đây để cho kết quả hiển thị tốt nhất.

    Top 3 website kiểm tra theme WordPress miễn phí

    Một số website kiểm tra theme WordPress miễn phí bạn nên dùng để nắm rõ thông tin chi tiết của theme WordPress. SVN Hosting đã thống kê sẵn cho bạn các công cụ dưới đây. Sau đây là top 3 website kiểm tra theme WordPress miễn phí, tốt nhất hiện nay.

    What WordPress Theme Is That

    What WordPress Theme Is That là website miễn phí cho phép bạn kiểm tra theme hay tất cả thông tin về WordPress theme mà một trang web đang sử dụng. Webiste sẽ hiển thị cho người dùng các mục như:

    • Theme Name
    • Theme Homepage
    • Version
    • Description
    • Author
    • Author Homepage
    • License
    • Theme Screenshot
    website-kiem-tra-theme-wordpress-mien-phi

    Hơn thế nữa, website này còn có khả năng “đọc” các loại plugins đang được tích hợp trên website. Bạn chỉ cần nhập tên website và bấm chọn “Search“. Thao tác cực kỳ đơn giản phải không?

    Bạn có thể tham khảo trang web tại đây bằng đường link này.

    WordPress Theme Detector

    WordPress Theme Detector cũng là một trong những website kiểm tra theme WordPress miễn phí, tốt nhất hiện này bởi trang web này có thể cung cấp thông tin đa dạng liên quan đến theme. Bạn chỉ sao chép URL của trang web, công cụ sẽ hiển thị tất cả dữ liệu có sẵn.

    website-kiem-tra-theme-wordpress-mien-phi

    Bạn hoàn toàn có thể thấy các mô tả về theme như sau

    • Tác giả
    • Plugins
    • Mức độ phổ biến của theme.

    Hơn nữa, bạn có kiểm tra theme có sẵn để tải xuống hay không.

    Thêm vào đó, WordPress Theme Detector có ưu điểm nổi trội như sau

    • Tính năng mạnh mẽ và giao diện đẹp mắt. Đồng thời nó
    • Cung cấp thông tin bổ sung để tìm tài liệu tham khảo nhiều hơn.
    • Tính năng tìm kiếm theme và plugin mạnh mẽ kèm theo.

    Bạn có thể tam khảo trang web tại đường link này. 

    ScanWP

    Cái tên cuối cùng trong làng website kiểm tra theme WordPress miễn phí, chính là ScanWP. Bên cạnh việc cung cấp thông tin cơ bản về theme, website này sẽ tiết lộ nhà cung cấp hosting nào trang web đó đang sử dụng. Tùy loại hình theme mà ScanWP sẽ hiển thị giá theme hay không.

    website-kiem-tra-theme-wordpress-mien-phi

    Cuối cùng, công cụ này có danh sách một số theme thú vị, plugins và trình tạo trang hàng đầu.

    Tóm lại, nếu bạn muốn sở hữu những về các bộ theme được sử dụng ở những trang WordPress mà bạn yêu thích, bạn có thể tìm theme đó thủ công hoặc nhận được kết quả chi tiết hơn bằng cách sử dụng các website kiểm tra WordPress miễn phí đã được chúng tôi đề cập.

    Bạn có thể tham khảo trang web bằng đường link: https://scanwp.net/

    Như vậy, bài viết bên trên đã cung cấp đầy đủ danh sách 3 website kiểm tra theme WordPress miễn phí tốt nhất trên thị trường hiện nay. Hy vọng, bài viết này có ích đối với bạn.

    FAQs về Top 3 website kiểm tra theme WordPress 

    Nên sử dụng theme WordPress miễn phí hay WordPress trả phí?

    Hiện tại theme WordPress được chia làm hai loại
    – WordPress miễn phí
    – WordPress trả phí
    Nếu website của bạn chỉ để viết blog hay chia sẻ thông tin thì WordPress miễn phí chình là lựa chọn tốt nhất dành cho bạn. Đây là phương pháp giúp bạn tiết kiệm chi phí trong việc vận hành website trực tuyến của mình.
    Nếu website của bạn là trang thương mại điện tử thì bạn chắc chắn phải trang bị cho mình một theme WordPress chuyên về website bán hàng.

    Theme có quan trọng hay không?

    Theme chính là “quả tim” của WordPress. Theme là thư mục bắt buộc có trong website của bạn. Tất cả các thao tác chỉnh sửa giao diện website bằng WordPress đều phải phải thông qua thư mục này.
    Khi cài đặt WordPress đã có sẵn 03 theme miễn phí như
    – Twentyfifteen
    – Twentyfourteen
    – Twentysixteen
    tuy nhiên những theme này khá đơn giản, giao diện không chuyên nghiệp nên các developers phải nâng cấp thêm mới có thể sử dụng.

    Dựa vào đâu để lựa chọn một theme WordPress phù hợp?

    Để lựa chọn một theme WordPress phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sau đây, danh sách các tiêu chí để lựa chọn một theme WordPress mà bạn có thể tham khảo qua.
    – Tính tương tác với trình duyệt
    – Các plugin hỗ trợ
    – Tối ưu trên nhiều thiết bị
    – Trình tạo trang
    – Đa dạng ngôn ngữ
    – Tùy chọn hỗ trợ khi cần sự trợ giúp
    – Thân thiện với SEO

    4 lý do không nên chọn theme WordPress miễn phí?

    Hiện tại, phần đông vẫn có người sử dụng Theme WordPress miễn phí. Có thể thấy rõ rằng, đây không phải là biện pháp hiệu quả dành cho những website bán hàng hay những doanh nghiệp lớn. Sau đây là danh sách các lý do tại sao bạn không nên sử dụng các bộ theme WordPress miễn phí
    – Các URLs không mong muốn
    – Không tối ưu SEO
    – Không có dịch vụ chăm sóc khách hàng
    – Bị giới hạn các tính năng

    Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.

    SVN HOSTING COMPARISON

    • Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Email: svnhostingcomparison@gmail.com
    • Hotline: 0973.666.777
    • Website: http://svnhostingcomparison.com
  • Fiverr là gì? Tìm hiểu chi tiết về Fiverr

    Fiverr là gì? Tìm hiểu chi tiết về Fiverr

    Với thời buổi công nghệ vượt bậc như hiện nay, các nền tảng mua bán mà ở đó một cá nhân có thể vừa là người mua, vừa là người bán đang ngày một phát triển nhanh chóng. Những nền tảng này có thể giúp cộng đồng kiếm thêm thu nhập sau thời gian làm việc hành chính. Và một trong những nền tảng mua bán này chính là Fiverr. Vậy Fiverr là gì? Hãy cùng SVN Hosting tìm hiểu chi tiết về nền tảng Fiverr trong bài viết bên dưới đây.

    Fiverr là gì?

    Fiverr là một “mảnh đất màu mỡ” giúp cộng đồng freelancer trao đổi dịch vụ, sản phẩm của mình bằng hình thức mua bán. Tại đây, bạn có thể tìm kiếm những sản sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cần với tư cách mà người mua. Hơn thế, bạn cũng có thể “rao bán” kỹ năng, dịch vụ hay sản phẩm của mình đến với những người có nhu cầu.

    fiverr-la-gi

    Trải qua giai đoạn 10 năm hình thành và phát triển, bắt đầu từ năm 2010. Hiện nay, Fiverr đã trở thành một marketplace hàng đầu trên thị trường và nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng mạng cũng như các freelancer.

    Bất kể ngành nghề nào đang hoạt động trên thị trường đều có khả năng xuất hiện trên nền tảng Fiverr. Với mức độ phổ biến của website này, Fiverr tạo ra cơ hội việc làm cho người dùng. Hơn nữa, nền tảng này giúp giải quyết những nhu cầu của người mua và giúp người bán tăng thêm thu nhập.

    Cách thức kiếm tiền của Fiverr

    Fiverr là đơn vị thứ ba, cung cấp trung gian cho người mua và bán. Họ có được doanh thu bằng việc tính phí các đơn hàng của người mua và thu nhập của người bán.

    Nói một cách khác, mỗi khi bạn order mặt hàng trên Fiverr, họ sẽ trừ bạn một phần phí. Tương tự với người bán, khi bạn hoàn thành công việc và bàn giao cho người mua thì bạn cũng bị trừ một phần phí cho Fiverr.

    Với những đơn hàng đầu tiên sẽ có mức giá là 5$, sau đó tùy theo mức độ sử dụng của bạn mà các dịch vụ trên nền tảng này sẽ cung cấp các mức giá khác nhau như 15$ -> 25$ -> 50$ -> 100$ . Thông thường, Fiverr sé tính phí là 20% trên một giao dịch.

    Top 5 dịch vụ được sử dụng nhiều nhất trên Fiverr

    Fiverr cung cấp đa dạng các ngành nghề trong từng lĩnh vực. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm những dịch vụ (hay còn gọi là gigs) phù hợp với mình.

    Dịch vụ thiết kế logo

    Bạn là một designer mới vào nghề, muốn nhận thêm thiết kế để nâng cao tay nghề hay một chủ doanh nghiệp nhỏ, bạn đều có thể cần các gigs như sau:

    • Logo (không thể thiếu cái này)
    • Hình ảnh/tranh ảnh minh họa
    • Danh thiếp (Business Card)
    • Ảnh quảng cáo (Ads Banner)
    • Infographic
    • Đóng gói Ebook/ Cover Ebook
    • Làm slide thuyết trình chuyên nghiệp (Presentation Design)
    • Social Media Design (Ví dụ Cover Facebook, Youtube Banner,…)
    fiverr-la-gi

    Dịch vụ liên quan đến mã hóa trên WordPress

    Một số dịch vụ về thiết kế web có trên Fiverr thường có mức giá rẻ hơn so với các trang freelancer về website có mặt trên thị trường

    Bạn có thể tham khảo các gigs về web trên nền tảng Fiverr

    • Sửa lỗi WordPress, tùy biến giao diện
    • Diệt mã độc, virus trong trang WordPress của bạn
    • Tăng tốc độ trang web
    • Làm trang web bán hàng

    Dịch vụ về viết lách hay biên dịch

    Đây cũng là một trong những dịch vụ được sử dụng rộng rãi bởi bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều thể loại bài viết trên nhiều nền tảng như website, facebook, instagram.

    fiverr-la-gi

    Ngoài ra, bạn có thể cộng tác với các writers chuyên về ngôn ngữ để họ biên dịch lại nội dung của bạn với ngôn ngữ mà bạn muốn hướng tới.

    Dịch vụ tối ưu hóa (SEO)

    Làm SEO không hề đơn giản tuy nhiên bạn vẫn có thể nhờ sự trợ giúp từ Fiverr. Đặc biệt đối với các dự án đa ngôn ngữ, nếu bạn cần số lượng lớn các backlink ở đất nước đó mà lại không hiểu tiếng của nước họ.

    Vậy tốt nhất, bạn nên thuê họ đi làm backlink dạng comments, forum cho mình. Cũng rất hiệu quả đấy.

    Như vậy, bài viết bên trên đã cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản về nền tảng Fiverr. Hy vọng,  thông qua bài viết bên trên bạn đã có thể rõ hơn về Fiverr, trước khi bạn quyết định khởi nghiệp trên nền tảng kiếm tiền online này. 

    FAQs về Fiverr

    Liệu bạn có thành công kiếm tiền trên Fiverr?

    Việc kiếm tiền trên Fiverr vừa là cơ hội và thách thức.
    Có thành công hay không tùy thuộc rất nhiều vào khả năng cũng như bản lĩnh của bạn. Nếu bạn chịu khó, chăm chỉ làm việc tại đây. TinoHost tin chắc rằng bạn sẽ có những kết quả xứng đáng.
    Bạn phải đổi mới tư duy làm việc, thường xuyên nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình. Trước hết, bạn đừng nản lòng trong thời gian đầu chưa có bất kỳ khách hàng nào.
    Làm việc trên Fiverr là cả một quá trình xây dựng thương hiệu bản thân nên bạn phải kiên trì mỗi ngày thì mới có thể nắm bắt được cơ hội và thành công được.

    Còn những cách kiếm tiền nào khác trên Fiverr không?

    Như bài viết bên trên đã cung cấp chắc bạn cũng biết những dịch vụ cũng như những kỹ năng cần có của người bán để tạo ra thu nhập. Nhưng sau đây là những cách kiếm tiền “dễ thở hơi” giúp bạn bước đầu tiếp cận nền tảng Fiverr.
    Trở thành trung gian mua bán và ăn tiền chênh lệch.
    Bạn có thể tìm kiếm khách hàng từ bên ngoài để chốt đơn Sau đó, bạn lên Fiverr tìm người nào đó làm việc cho bạn với chi phí thấp hơn. Từ đó bạn có thể ăn số tiền chênh lệch.
    Công tác với những chương trình tiếp thị liên kết trên Fiverr
    Khi có những chiến dịch quảng cáo trên Fiverr, bạn có thể quảng cáo cho họ thông qua việc viết bài trên các trang mạng xã hội như facebook, group, diễn đạt. Nếu có ai vào link trong bài viết của bạn để tìm freelancer và chốt đơn hàng, bạn sẽ nhận được phí hoa hồng từ đó.

    Những việc bạn nên làm khi làm việc trên Fiverr?

    Sau đây là một số lưu ý khi bạn làm việc trên Fiverr:
    – Tải Fiverr trên nền tảng di động để tăng tỷ lệ chuyển đổi
    – Cố gắng có được đơn hàng đầu tiên trong thời gian ngắn
    – Duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ sản phẩm
    – Duy trình điểm đánh giá của bạn ở mức 4.9
    – Bạn nên dành ra một khoản chi phí để quảng cáo gigs của bạn trên phương tiện truyền thông đại chúng

    Tính năng nổi bật của Fiverr?

    Hiện tại Fiverr đã cung cấp tính năng nhận tiền thưởng thông qua việc mời bạn bè tham gia sử dụng dịch vụ có mặt trên Fiverr. Mỗi người tham gia với giao dịch đầu tiên sẽ được giảm 20% và bạn là người nhận 20% đó.

    Mọi thắc mắc cần giải đáp hay mong muốn cần tư vấn, vui lòng để lại thông tin bên dưới. Chuyên viên tư vấn của SVN HOSTING COMPARISON sẽ giúp bạn chọn được giải pháp tốt nhất cho quá trình phát triển công ty bạn.

    SVN HOSTING COMPARISON

    • Địa chỉ: 241 Cộng Hòa, Phường 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh.
    • Email: svnhostingcomparison@gmail.com
    • Hotline: 0973.666.777
    • Website: http://svnhostingcomparison.com